Tư vấn tâm lý học đường là một trong những hình thức hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em học sinh phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Tại Việt Nam khi sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gia tăng cùng với áp lực học tập và nhu cầu thực tiễn của học sinh. Tư vấn tâm lý học đường dần trở thành một trong những hình thức phổ cập trong các trường học đặc biệt là các trường THCS, THPT.
Mặc dù được phổ cập tuy nhiên nhiều học sinh, phụ huynh còn cảm thấy lạ lẫm với hình thức tham vấn tâm lý học đường này. Vậy Tư vấn tâm lý học đường là gì? Vai trò của tư vấn tâm lý học đường đối với học sinh ra sao? Những hiệu quả mà tư vấn tâm lý học đường có thể mang lại cho học sinh và phụ huynh. Hãy cùng ThanhBinhPsy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Tư vấn tâm lý học đường là gì?
Tư vấn tâm lý học đường (School Psychology) hay còn được gọi là tham vấn tâm lý học đường (TVTLHĐ) là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng trong môi trường học đường.
Tư vấn tâm lý học đường bao gồm các hoạt động tư vấn, sẻ chia, hỗ trợ tâm lý cũng như các vấn đề liên quan đến tâm lý, học tập, các mối quan hệ (bạn bè, gia đình…) cho học sinh. Từ đó, giúp cho các em lấy lại cân bằng về mặt cảm xúc, tự định hướng cho tương lai và đồng thời giúp phát hiện sớm hoặc can thiệp những sai lệch trong cảm xúc, hành vi hay nhận thức của các em trong cuộc sống nói chung và nhà trường nói riêng.
Tư vấn tâm lý học đường được đánh giá là một trong những lĩnh vực rất quan trọng và có vai trò to lớn trong môi trường học đường. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều phụ huynh, học sinh chưa biết đến hình thức này hoặc còn mơ hồ về nó. Khiến cho tình trạng học sinh gặp các vấn đề về tâm lý học đường vẫn tiếp tục gia tăng nhưng lại có rất ít tiến triển dù từ cuối năm 2017 Tư vấn tâm lý học đường đã được phổ cập tại mọi trường học trên cả nước.
[maxbutton id=”3″ text=”tư vấn tâm lý giáo dục cho học sinh trung học” ]
Vì sao tư vấn tâm lý học đường trở nên quan trọng
Không phải ngẫu nhiên mà tư vấn tâm lý học đường trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa hẳn vào trường học.
Một thực tế mà rất nhiều phụ huynh và cả thầy cô giáo quên mất rằng các em học sinh ở độ tuổi từ 12, 13 – 17, 18 tuổi là một giai đoạn rất khó khăn. Trong giai đoạn này các em phải tiếp nhận với sự thay đổi lớn về mặt cơ thể và cả trong suy nghĩ và tính cách.
Đây là giai đoạn các em chưa thành người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Những nhận thức và cảm xúc của các em trong giai đoạn này chưa thật sự chín chắn và có thể có sai lệch nếu thiếu định hướng và sự theo dõi sát sao từ phía gia đình, nhà trường.
Minh chứng cho điều này, các bậc phụ huynh có thể thấy rõ sự thay đổi của con mình đặc biệt là trong giai đoạn từ cấp 1 và cấp 2.
Cấp 1 bé rất ngoan, mẹ bảo gì cũng nghe, đi học có chuyện gì cũng kể với mẹ. Nhưng khi các em qua cấp 2 ở khoảng lớp 7,8 hay sớm hơn là lớp 6 các em bắt đầu phân định ranh giới của riêng mình (có vài đồ vật ba mẹ không được đụng vào, các em đi chơi nhiều hơn với bạn, ít nói chuyện và tâm sự với ba mẹ,.. thích được xem như người lớn và đôi khi là hành xử như người lớn…).
Một yếu tố khác nữa đó chính là trong giai đoạn này các em rất nhạy cảm với việc bị ba mẹ la mắng hay trách móc đặc biệt là trước sự xuất hiện của người thứ 3, các em dễ nổi nóng, bốc đồng và thiếu suy nghĩ trong lời nói và hành động…
Đây là một trong rất ít những biểu hiện tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này. Ngoài ra các em còn phải đối mặt với nhiều áp lực khác ngoài những thay đổi của bản thân đó chính là áp lực từ gia đình (kỳ vọng của ba mẹ, mong muốn của ba mẹ..), nhà trường (thành tích học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè..) và cả xã hội (giàu nghèo, game, mạng xã hội…)
Các em trong độ tuổi này cũng rất thích thử thách bản thân và thích khám phá mọi thứ. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng đa số những người đàn ông nghiện thuốc lá vì học đã học hút nó từ lúc trung học bằng cách này hoặc cách khác (chứng tỏ bản thân, hút cho ngầu..).
Trong một khảo sát gần đây về giới tính ở độ tuổi học đường cho thấy có đến hơn 20% những em tự nhận mình là giới tính thứ ba là nam hoặc nữ bình thường. Vì sở thích thấy những bạn Les cắt tóc cool ngầu, ăn mặc cá tính mà các em bắt chước và tự cho mình là les nhưng về mặt sinh lý lại không phải như vậy.
Là quốc gia có văn hóa khá bảo thủ và truyền thống, hầu hết các em học sinh đều được đặt trong kỳ vọng của ba mẹ là phải thành đạt, học hành thành tài. Tuy nhiên, khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời (vào đại học) nhiều em không biết bản thân thích gì? không biết nên chọn ngành gì? hay ngành mà mình chọn học về cái gì?…
Thực tế cho thấy lượng sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp hoặc không làm đúng ngành nghề vì bản thân họ không yêu ngành mà họ theo học. Có thể chính việc thiếu định hướng từ đầu là một phần nguyên nhân tạo nên một bộ phận người trẻ thất bại, chán nản và thiếu phương hướng như hiện tại.
Thực trạng tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam
Trước khi đi cụ thể vào thực trạng tình hình tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam hiện nay. ThanhBinhPsy muốn bạn tham khảo vài con số dưới đây (Khảo sát 2000 học sinh, sinh viên từ 15-18 tuổi tại TPHCM):
- Hơn 70% cảm thấy bản thân gặp khó khăn trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống.
- Hơn 50% cảm thấy mình không đươc thấu hiểu
- Khoảng 90% tự tử vì cảm thấy bố mẹ không hiểu mình
- Gần 85% cho rằng họ nói chuyện với bạn bè nhiều hơn với gia đình
- 75% học sinh cấp 3 cảm thấy hoang mang khi lựa chọn ngành học cho đại học
- Hơn 30% sinh viên đại học năm 1 cảm thấy chán nản vì chọn nhầm ngành, con số này tăng lên ở mức 50% ở năm thứ 2 và thứ 3.
- Hơn 90% trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật vì cho rằng gia đình thiếu quan tâm và bản thân bị mất phương hướng
Tư vấn tâm lý học đường có cũng như không
“Tư vấn tâm lý học đường có cũng như không” là câu nói gây quan ngại lớn nhất mà nhà trường và Bộ GD&ĐT được nghe trong vài năm trở lại đây.
Trên thực tế, mặc dù được phổ cập từ cuối năm 2017 nhưng hầu như các trường học đều lập Phòng tư vấn tâm lý học đường lên để lấy lệ. Không có chuyên gia tham vấn tâm lý, không tuyên truyền đến các em học sinh và phụ huynh nhiều trường còn không biết có sự tồn tại của căn phòng này trong trường.
Lí do được ban giám hiệu các trường học đưa ra khi được đặt câu hỏi “tại sao phòng tư vấn tâm lý học đường có cũng như không” là học sinh không chịu tới. Tuy nhiên, nhà trường quên mất việc phải giúp các em hiểu được ý nghĩa của phòng tư vấn tâm lý học đường này là gì.
Đó không phải là một căn phòng xấu, các em học sinh tới đó không có vấn đề thần kinh hay những khó khăn của các em sẽ được lắng nghe, sẻ chia và hỗ trợ mà vẫn đảm bảo tính bảo mật và khách quan.
Nhiều trường học có phòng tham vấn tâm lý học đường quy mô nhưng lại để cho cô giáo dạy giáo dục công dân làm công việc của nhà tham vấn. Tính bảo mật của câu chuyện không cao hoặc không có.
Chính những điều này đã vô tình đẩy các em học sinh ra xa phòng tư vấn tâm lý học đường vì không thích đến hoặc không dám đến.
Xem thêm:
Nhà trường chưa đánh giá cao vai trò của tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý nói chung và tư vấn tâm lý học đường là những ứng dụng còn mới mẻ với đai đa số bộ phận người Việt. Mặc dù được nghiên cứu từ hàng trăm năm và phát triển ở rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực.
Tuy nhiên, tâm lý học và ứng dụng tâm lý học tại Việt Nam lại chưa thực sự phát triển. Đa số đến từ lối suy nghĩ cổ điển của người Việt ta (ngại chia sẻ, ngại nói về bản thân…). Vì vậy, không chỉ tư vấn tâm lý học đường mà tư vấn tâm lý mặc dù đã xuất hiện ở nước ta vài thập kỷ nay vẫn chưa thực sự phát triển và được biết đến rộng rãi.
Ở các thầy cô, nhà trường thì việc dạy văn hóa và kiến thức được cho là quan trọng nhất. Các yếu tố khác liên quan đến tâm sinh lý học sinh chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm nắm bắt một cách sơ sài và thiếu chuyên nghiệp. Thêm nữa, ngành tâm lý học đường tại Việt Nam cũng chưa thực sự phát triển (hiện nay chưa có bất cứ một trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về tư vấn học đường). Đa số những nhà tâm lý học đường đều đi du học từ nước ngoài về hoặc được đào tạo tâm lý học chính quy.
Vì vậy, việc cán bộ, giáo viên nhà trường chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng cũng như vai trò của tư vấn tâm lý học đường đối với học sinh của mình cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
[maxbutton id=”1″ text=”tư vấn tâm lý trẻ em trực tuyến” ]
Vai trò của tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Các nhà tư vấn tâm lý học đường sẽ tiếp nhận câu chuyện của các em dựa trên các nguyên tắc nghề nghiệp như: Lắng nghe một cách có thiện chí, không bài xích và thiếu tôn trọng; Bảo mật mọi thông tin; Chia sẻ, thấu hiểu và hỗ trợ bằng các phương pháp tham vấn hoặc trị liệu phù hợp để các em vượt qua vấn đề của mình.
Hãy mạnh dạn chia sẻ vì các em sẽ được lắng nghe
Nhà tâm lý sẽ lắng nghe các vấn đề của các em một cách chăm chú và thiện chí. Nhà tâm lý sẽ không bao giờ đánh giá các em mà luôn tôn trọng quan điểm cá nhân của các em.
Đến phòng tham vấn học đường mọi bí mật sẽ đóng chặt sau cánh cửa
Là một nhà tâm lý nói chung và tâm lý học đường nói riêng đều được học qua nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhà tâm lý sẽ đảm bảo bí mật hoàn toàn thông tin của các em mà không bên thứ ba nào được biết. Trừ khi những vấn đề của các em vượt ra ngoài khả năng tự định hướng và đánh giá của bản thân mà cần sự can thiệp và hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè. Hoặc nghiêm trọng hơn là các vấn đề có liên quan đến tính mạng và pháp luật.
Sẻ chia thấu hiểu và định hướng nhưng không áp đặt
Một trong những điều khiến tất cả các em học sinh khiếp sợ đó chính là “Bị Áp Đặt” (Con phải làm như thế này… Em phải làm như thế này…Trò phải làm như thế này…).
Nhà tâm lý sẽ sẻ chia câu chuyện của các em, sẽ dùng kiến thức, kỹ năng và xúc cảm để hiểu những suy nghĩ và hành động của các em một cách khách quan. Nhà tâm lý cũng sẽ giúp các em nhìn rõ vấn đề mà mình đang gặp phải là gì? các yếu tố liên quan đến nó? Các giải pháp mà các em có thể có là gì? ưu, nhược điểm của từng lựa chọn… Để từ đó chính các em có sự lựa chọn cho riêng mình. Chính các em sẽ là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Một số trường hợp khác
Trường hợp vấn đề của các em liên quan trực tiếp đến bên thứ ba là cha mẹ, thầy cô hay bạn bè thì nhà tâm lý sẽ dựa vào mức độ của vấn đề, mong muốn của các em để đưa ra hình thức tư vấn phù hợp (tư vấn nhóm, thảo luận…)
Trước đó, nhà tâm lý sẽ làm việc với bên thứ 3 trước để giúp cho bên thứ ba hiểu hết các vấn đề mà các em đang gặp phải đồng thời lắng nghe những phản hồi từ bên thứ ba về các vấn đề mà các em đã đề cập sau đó mới tiến hành tổ chức tư vấn hoặc thảo luận nhóm.
Tại sao phụ huynh và thầy cô giáo cũng cần tư vấn học đường
Có một thực tế là đa số các bậc làm cha mẹ chỉ biết cách nuôi dạy và tạo điều kiện cho con cái thông qua con đường tài chính mà ít hoặc không biết cách nói chuyện hay định hướng phát triển cho con một cách đúng mực.
Khi các bậc phụ huynh cảm thấy xa cách với chính con của mình, gặp khó khăn trong việc nói chuyện với con (nói chuyện là cãi vã, con không nói chuyện với ba mẹ…) thì các bậc phụ huynh cũng có thể tìm gặp nhà tâm lý học đường để được hỗ trợ.
Thông qua việc được hỗ trợ phụ huynh sẽ biết cách để có thể nói chuyện với con cái hơn, có định hướng cho các vấn đề của con tốt hơn và tìm được tiếng nói chung với con cái của mình. Từ đó, dễ dàng theo sát tiến trình phát triển tâm, sinh lý của con. Giúp các em phát triển hoàn thiện và tốt hơn.
Đối với các thầy cô giáo, chuyên môn của các cô thầy là dạy kiến thức cho học sinh. Vì vậy việc hiểu và nhận biết các vấn đề của học sinh là điều mà không phải thầy cô nào cũng có thể làm được.
Đôi khi những hành xử và thái độ của các thầy cô khiến cho các em hiểu lầm hoặc cảm thấy bị tổn thương mà thầy cô không hề hay biết. Hay những áp lực khi phải lên lớp một ngày hàng chục tiết cùng với hàng trăm học trò khiến thầy cô cảm thấy mệt mỏi.
Phòng tư vấn tâm lý học đường sẽ là nơi giúp thầy cô cảm thấy thoải mái và cân bằng hơn khi được giải tỏa các vấn đề của mình và có định hướng tốt hơn trong giảng dạy cũng như quan tâm học trò của mình.
Xem thêm:
Nội dung của tư vấn tâm lý học đường
Nội dung tư vấn đối với học sinh tiểu học
- Đối với học sinh: Xây dựng chương trình đào tạo đa dạng, với mục tiêu nâng cao năng lực xã hội cho các em. Việc này sẽ giúp tác động tích cực đến thái độ, tư duy và hành vi trong tương lai.
- Đối với phụ huynh: Xây dựng chương trình đào tạo giúp hiểu rõ hơn về những vấn đề tâm lý của trẻ, qua đó tìm ra giải pháp phù hợp.
- Đối với giáo viên: Xây dựng phương pháp làm việc, giảng dạy trẻ sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Chương trình giúp giáo viên nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
Nội dung tư vấn đối với học sinh trung học
- Đối với học sinh: Tập trung vào các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và thích nghi môi trường học đường, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn.
- Đối với phụ huynh: Hỗ trợ con chọn trường, chọn nghề và thích nghi với môi trường học tập. Đồng thời, tạo cơ hội cho con tiếp cận các kiến thức thực tiễn để khơi dậy đam mê và tài năng.
- Đối với giáo viên: Tập trung hướng dẫn trẻ xác định khả năng và sở thích của mình.
Nội dung tư vấn đối với học sinh phổ thông
- Đối với học sinh: Bên cạnh việc tập trung vào kỹ năng học tập, cần hướng dẫn trẻ phương pháp học tập hướng đến tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề.
- Đối với phụ huynh: Hỗ trợ con chọn trường và nghề phù hợp, xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện kỹ năng mềm.
- Đối với giáo viên: Định hướng nghề nghiệp tương lai cho trẻ, đi kèm với trách nhiệm khác như phát triển kỹ năng thực hành, giao tiếp, kỹ năng mềm, phát triển thể chất…
Tư vấn tâm lý học đường ở đâu tại TPHCM?
Hiện nay, khi các nhà trường chưa thể đảm bảo được nhân lực và giá trị của tư vấn tâm lý học đường. Các em học sinh vẫn chưa thể tìm được nơi để có thể sẻ chia và tìm kiếm sự thấu cảm và định hướng đúng đắn trong hành vi, suy nghĩ hay quan trọng hơn là chọn ngành học cho tương lai. Phụ huynh lo lắng trước các tình trạng của con trẻ nhưng không biết nên đi đâu?
Giải pháp tốt nhất mà các em hoặc phụ huynh có đó chính là tìm đến các trung tâm hoặc các nhà tâm lý để được hỗ trợ. Ở TPHCM có rất nhiều trung tâm tư vấn và tham vấn trị liệu tâm lý mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn như Rồng Việt, Sunnycare.. hoặc ThanhBinhPsy.
Mặc dù là một đơn vị còn non trẻ tuy nhiên ThanhBinhPsy hội tụ đội ngũ các nhà tâm lý có tri thức, được đào tạo bài bản về tâm lý học và có kinh nghiệm cũng như kỹ năng phong phú trong tham vấn và tư vấn tâm lý học đường cũng như các lĩnh vực tâm lý khác.
Tại ThanhBinhPsy các em có thể được lắng nghe và chia sẻ, thấu cảm và hỗ trợ trong việc kiểm soát cảm xúc hay được định hướng để có thể tự xử lý các vấn đề của mình hoặc tự đưa ra những quyết định quan trọng khác. Bên cạnh tư vấn tâm lý học đường dạng cá nhân, ThanhBinhPsy còn giúp cho cha mẹ và các em kết nối với nhau thông qua những cuộc thảo luận hay tư vấn nhóm, gia đình nhằm hỗ trợ tối đa cho các em cũng như các bậc phụ huynh vượt qua giai đoạn “khủng hoảng” vị thành niên này.
Để biết thêm về dịch vụ cũng như giá dịch vụ tư vấn tâm lý học đường của ThanhBinhPsy quý khách vui lòng truy cập tại https://thanhbinhpsy.com/dich-vu-tham-van-tam-ly-hoc-duong/