Vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ

Áp lực thi thử, áp lực thành tích là tình trạng phổ biến trong học đường hiện nay. Khi mà cha mẹ kỳ vọng quá nhiều, gánh nặng thể diện gia đình và danh dự xã hội cao hơn khả năng của trẻ cũng là lúc bố mẹ vô tình mang con đến những mối nguy hại không thể ngờ tới. Hãy đọc bài viết này để thấy vì sao vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ nhé.

Áp lực thi cử sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Tình hình thi cử và chạy đua thành tích tại Việt Nam hiện nay khá nặng nề và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Có đến hơn 90% học sinh cho rằng bé đã có giai đoạn cực kỳ căng thẳng và stress, áp lực khi bước vào các kỳ thi quan trọng như chuyển cấp, tốt nghiệp hay đại học.

Và không chỉ con trẻ mà ngay cả phụ huynh và giáo viên cũng gặp phải tình trạng này. Vậy để giải đáp câu hỏi vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ thì chúng ta hãy nghe những hệ lụy mà áp lực thi cử mang lại cho con trẻ nhé.

Áp lực thi cử ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ

Khi mà con trẻ phải chịu áp lực từ hàng ta bài tập, đề ôn thi và thường xuyên tập trung 100% năng lượng cho đống sách vở đó khiến trẻ xuất hiện tình trạng đau đầu, nhức mắt và mệt mỏi…

Xem thêm:  Cơ Quan Sinh Dục Nữ Ở Tuổi Dậy Thì Thay Đổi Như Thế Nào?

Và tâm lý lo lắng cũng khiến các em ăn uống không ngon miệng và ăn cho có lệ để có thể tiếp tục học bài. Lâu dần tình trạng này sẽ khiến cân nặng của các em suy giảm, suy giảm cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Tận Nơi

Áp lực thi cử dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress và trầm cảm ở trẻ

Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi mang con em đến gặp ThanhBinhPsy nhờ tư vấn đều nói rằng do áp lực thi cử và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến con em rất lo lắng và sợ hãi mỗi lần bước vào các kỳ thi quan trọng.

vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ
Áp lực thi cử ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ

Nhiều trẻ em đã rất stress mà không biết tâm sự cùng ai, không tìm được lối thoát và dần dần rơi vào tình trạng trầm cảm. Với tần suất học hành dày đặc, hết học ở trường rồi lại học thêm khiến các em luôn trong tình trạng não căng như dây đàn và gây tổn hại rất lớn đến hệ thần kinh.

Áp lực thi cử dẫn đến các vụ tự tử học đường

Khi các em rơi vào bế tắc, học hành liên tục khiến tâm trạng luôn căng thẳng. Bố mẹ tạo áp lực và kỳ vọng quá lớn nên các em không tìm được tiếng nói chung với bố mẹ từ đó dẫn đến trầm cảm. Và khi tình trạng này kéo dài các em sẽ rơi vào trạng thái cô đơn, bất lực và có những suy nghĩ tiêu cực và tự tử học đường không là ngoại lệ.

Xem thêm:  Người bị suy nhược cơ thể nên ăn uống gì cho tốt?

Vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ 

Nếu đã hiểu về những hệ lụy và áp lực thi cử mang đến cho con trẻ thì tôi tin chắc rằng câu hỏi vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp.

Hệ lụy của áp lực thi cử tác động lên trẻ là vô cùng nặng nề, vậy nên chúng ta không nên kỳ vọng quá cao, không đặt gánh nặng thi cử lên con trẻ để trẻ có tâm lý thoải mái nhất. 

Vậy vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ, ngoài để trẻ tránh được các hệ lụy nguy hiểm như trên thì động viên trẻ chính là cách chúng ta truyền đến cho con những nguồn năng lượng tích cực hơn, từ đó giúp trẻ thoải mái tinh thần.

Vậy nên động viên con như thế nào?

Thứ nhất, hãy trò chuyện lắng nghe con

Bạn hãy đặt mình vào vị trí là một người bạn thay vì là bố là mẹ để nghe con tâm sự, hỏi xem con đang gặp khó khăn gì trong thi cử, bố mẹ có giúp được gì hay không. Hãy gợi ý để bé chia sẻ về mơ ước và nghề nghiệp và trẻ muốn hướng đến sau này từ đó khích lệ bé cố gắng thực hiện ước mơ của bé thay vì ép buộc bé thực hiện ước mơ của bố mẹ.

vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ
Hãy trò chuyện lắng nghe con

Thứ hai, ngừng ngay việc phán xét và so sánh

Đừng lấy kết quả của một lần điểm thấp của con ra phán xét hoặc so sánh với “con nhà người ta” bởi đơn giản mỗi bé sẽ có một khả năng khác nhau. Việc của chúng ta là định hướng để bé phát triển khả năng của mình tốt nhất chứ không phải bắt bé phải giỏi hơn người khác. Điều này vô tình khiến bé chịu áp lực, tự ti về khả năng của mình và không còn muốn chứng tỏ nữa.

Xem thêm:  Tinh thần trách nhiệm trong công việc thể hiện như thế nào? 

Thứ ba, đặt niềm tin vào con trẻ

Vào mỗi lần con sắp bước vào kỳ thi hãy cho bé cảm nhận được niềm tin của bố mẹ dành cho bé. Thay vì nói “con phải thi đỗ bằng được” thì ba mẹ có thể nói rằng “bố mẹ tin con sẽ làm được” hay “ố mẹ tin ở con” để động viên, khích lệ tinh thần con trẻ.

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Trực Tuyến

Thứ tư, mở rộng vòng tay nếu chẳng may con không đạt kết quả như chúng ta kỳ vọng

Nếu chẳng may con không thể hoàn thành kỳ thi với kết quả tốt nhất thì ba mẹ hãy đừng la mắng khiến con trẻ dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm mà hãy nhìn nhận về khả năng của con mình và nói rằng “lần sau ba mẹ hy vọng con sẽ làm tốt hơn” để bé nhận ra rằng “không thể thất bại lần thứ hai” để từ đó cố gắng hơn trong các kỳ thi tiếp theo

vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ
Áp lực thi cử dẫn đến các vụ tự tử học đường

Đại học hay ông này bà nọ không phải là con đường tốt nhất mà hãy để con trẻ thực hiện tốt khả năng và thực hiện ước mơ của bé. Hy vọng thông qua bài viết này các bậc phụ huynh đã nhận ra được vì sao nên động viên thay vì tạo áp lực thi cử cho trẻ và có những khích lệ, động viên bé để bé phát huy khả năng tốt nhất nhé.