Top 10 thói quen xấu thường gặp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Bên cạnh các thói quen gây hại trực tiếp lên sức khỏe như hút thuốc, nghiện game, vẫn còn tồn tại vô vàn các thói quen tuy nhỏ nhưng có tác động không hề thua kém nếu như bạn duy trì trong thời gian dài. Trong bài viết sau đây, thanhbinhpsy.com sẽ tổng hợp 10 thói quen xấu thường gặp có nguy cơ phá hoại sức khỏe bạn nên thay đổi từ bây giờ. Nào, cùng khám phá nhé.

Ăn quá nhanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thức ăn trong thời gian ngắn có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, cũng như khiến cân nặng cơ thể tăng nhanh hơn. Để lý giải cho hiện tượng ăn nhanh gây tăng cân, các chuyên gia giải thích rằng thông thường não bộ sẽ mất khoảng 20 phút sau khi ăn mới nhận được tín hiệu cơ thể đã no. Vì thế nếu ăn nhanh quá, cơ thể bạn không kịp phản xạ cảm giác no mặc dù đã ăn đủ.  

10 thoi quen xau thuong gap 1
Hình 1: Ăn chậm nhai kỹ là lời khuyên hữu ích không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn duy trì được cân nặng theo ý muốn

Thức khuya

Thức khuya là một trong những thói quen dễ thấy ở nhiều người hiện nay, nhất là giới trẻ. Việc thức khuya vào ban đêm sẽ khiến bạn ngủ bù lại vào ban ngày, từ đó gây rối loạn sinh học bên trong cơ thể, và phá vỡ lối sống sinh hoạt tự nhiên. Hậu quả của thói quen này có thể khiến bạn mắc phải các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Do đó nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo bạn nên tập ngủ trước 11 giờ nhé.

Xem thêm:  Rối loạn phân ly là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đeo tai nghe quá nhiều

Sử dụng tai nghe liên tục có thể tác động lớn tới thính giác của bạn, chưa kể có người còn có thói quen điều chỉnh âm lượng lớn. Theo các chuyên gia, bạn có thể dùng tai nghe để nghe nhạc nhưng không nên sử dụng liên lục quá 1 tiếng, cũng như cân chỉnh mức âm lượng vừa đủ cho tai, tốt nhất là từ 60 – 70 deciBel.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Các tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử có thể gây rối loạn và suy giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, kéo theo tình trạng uể oải, mệt mỏi vào ban ngày. Do đó bạn cần loại bỏ nhanh thói quen xấu này ngay từ bây giờ để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tối ưu nhất cũng như nâng cao sức khỏe. 

Xem thêm:

Ngủ quá nhiều

Thời gian ngủ là lúc các cơ quan trong cơ thể bạn được dịp phục hồi và tự tái tạo lại. Dĩ nhiên một giấc ngủ đầy đủ khoảng 7- 8 giờ sẽ vô cùng cần thiết và được khuyến khích. 

Thế nhưng nếu bạn kéo dài thời gian ngủ ra nữa thì lại đem đến sự thay đổi xấu cho sức khỏe, cụ thể là người ngủ nhiều dễ mắc các bệnh tim mạch, béo phì, suy giảm chức năng não, trầm cảm… Thậm chí còn tăng nguy cơ tử vong cao hơn người duy trì giấc ngủ điều độ.

10 thoi quen xau thuong gap 2
Hình 2: Ngủ quá nhiều – một trong 10 thói quen xấu thường gặp bạn nên từ bỏ

Bỏ ăn sáng

Bữa sáng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với não bộ và cơ thể con người. Bởi lẽ sau một đêm ngủ say giấc, các cơ quan trong cơ thể bạn đã quá mệt mỏi và cần được nạp năng lượng vào, chuẩn bị cho một ngày hoạt động năng suất. Nếu bạn bỏ ăn sáng đồng nghĩa với việc khiến các tế bào não dễ bị tổn thương. Lâu dài có thể gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung, và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe dạ dày.

Xem thêm:  Hiệu ứng Zeigarnik: tác động, cách tận dụng trong cuộc sống

Ăn vặt đêm khuya

Ăn vặt vào ban đêm được xếp vào một trong các thói quen xấu rất thường gặp, không chỉ gây tăng cân đột ngột mà còn có hại cho sức khỏe trong thời gian dài. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì sau 22 giờ, cơ thể của bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo, đào thải chất độc và thanh lọc cơ thể, nhưng khi bạn nạp thức ăn vặt vào, hệ tiêu hóa bắt buộc phải hoạt động quá sức. 

Vì thế nếu muốn sở hữu một cơ thể khỏe khoắn, bạn nên có chế độ ăn uống thật lành mạnh, kìm hãm thói quen ăn vặt sau 22 giờ nhé.

Ngồi nhiều

Thói quen ngồi nhiều thường phổ biến ở những ai làm công việc văn phòng, học sinh, sinh viên. Dĩ nhiên đây đều là vì tính chất công việc không cho phép bạn đi lại nhiều. Chính vì thế nếu có thể bạn hãy rèn luyện thói quen đứng dậy sau 1 – 2 giờ để mạch máu lưu thông, chống táo bón, trĩ, tăng cân, cũng như các bệnh về cột sống, xương khớp,…

Cắn móng tay

Cắn móng tay có tác động lớn tới răng và làm mỏi khớp thái dương của bạn. Chưa kể, móng tay còn là nơi tụ tập của rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng,.. Khi bạn đưa móng tay lên cắn, các vi khuẩn có thể thuận lợi xâm nhập vào trong miệng, xuống dạ dày và gây ra bệnh nhiễm giun sán. 

Xem thêm:  Top 7 cách dạy con thông minh dễ áp dụng cha mẹ đừng bỏ qua

Bên cạnh đó, thói quen cắn móng tay còn gây mất thẩm mỹ cao do bạn cắn nham nhở, nếu khiến phần thịt chảy máu, khả năng cao sẽ gây nhiễm trùng. Để ngăn ngừa thói quen xấu này bạn nên cắt tỉa móng tay thường xuyên cũng như luôn ý thức được hành động của mình nhé. 

10 thoi quen xau thuong gap 3
Hình 3: Cắn móng tay cần được loại bỏ ngay nếu bạn không muốn bị nhiễm giun sán từ vi khuẩn, ký sinh trùng

Ngoáy mũi

Nhiều người có thói quen đưa ngón tay vào lỗ mũi để ngoáy, dĩ nhiên cách làm này sẽ giúp lỗ mũi bạn được thông thoáng và dễ chịu hơn. Thế nhưng theo các bác sĩ tai mũi họng, việc ngoáy mũi sẽ khiến rụng lông mũi, làm rách màng dính, thậm chí gây chảy máu bên trong…. 

Bên cạnh đó, khi ngoáy mũi, bạn cũng không đảm bảo được ngón tay mình có hợp vệ sinh không, dễ đưa vi khuẩn bên ngoài vào gây viêm mũi mạn tính, tắc lỗ mũi,…

Xem thêm:

Hy vọng với danh sách 10 thói quen xấu thường gặp trên đây, bạn sẽ nhận ra đâu là những thói quen không tốt của mình để loại bỏ hẳn vì một sức khỏe an toàn bạn nhé.