Việc giúp đỡ mọi người xung quanh được xem là tính cách tốt đẹp, song nó cũng chính là con dao hai lưỡi khiến nhiều người rơi vào tình thế bị động, kèm theo cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Vậy có những cách từ chối khéo nào nên áp dụng để vừa tránh được cảm giác tội lỗi do không giúp đỡ, vừa không bị xem là người ích kỷ, lạnh lùng? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Các cách từ chối khéo không mất lòng ai
Có khá nhiều cách từ chối khéo bạn nên áp dụng khi không muốn nhận lời:
Trình bày lý do và cách giải quyết khi từ chối
Tất nhiên để hạn chế tối đa sự mất lòng cũng như suy nghĩ tiêu cực của đối phương dành cho bạn, hãy trình bày một lý do từ chối thật sự khéo léo, ngắn gọn, và đúng trọng tâm. Đừng giải thích quá dài dòng, bởi vì càng nói nhiều bạn càng để lộ sự thiếu dứt khoát, làm cho đối phương cảm thấy họ đang nghe một lời nói dối vụng về.
Giả sử bạn có thể nêu lý do rằng “Tôi không thể giúp bạn bây giờ vì tôi đang bị quá tải công việc” Hoặc nếu câu hỏi mượn tiền, bạn có thể nói “Dạo giờ tôi cũng kẹt tiền lắm, bạn thông cảm nhé.”
Sau một lời từ chối, bạn có thể đưa ra cách giải quyết khác mà bạn nghĩ rằng nó sẽ có ích với đối phương. Chẳng hạn như “Bạn hỏi B xem, chứ tháng này tôi không dư được nhiều” hoặc nếu là lời mời đi đâu đó, bạn có thể trả lời “Tối nay tôi có việc riêng, hẹn bạn vào ngày kia được không?”….
Không tạo kỳ vọng của đối phương với bạn
Phần lớn những lời đề nghị thường xuất phát từ lòng tin của đối phương rằng bạn sẽ hoàn thành tốt vấn đề đang xảy ra. Do đó kỳ vọng của họ lúc này đối với bạn là rất lớn. Nếu muốn từ chối khéo bạn nên cắt đứt suy nghĩ kỳ vọng này bằng cách đề cao tính cách, thế mạnh của người khác. Thay vì tự khoe mẽ bản thân và khiến đối phương càng có sự trông chờ.
Cách từ chối khéo bằng sự đồng cảm
Trong một số trường hợp, người khác tìm đến bạn không phải họ cần sự trợ giúp từ bạn, mà chỉ là hy vọng có người chia sẻ, đồng cảm. Tuy nhiên hầu hết các vấn đề cá nhân, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ và giải quyết tốt nhất. Lúc này họ cần bạn để chia sẻ, tâm sự nhằm tạo động lực giúp vững tin đối mặt với vấn đề.
Thế nhưng, trường hợp bạn cũng đang căng thẳng với vấn đề của mình, hãy từ chối một cách nhẹ nhàng và chân thành để không khiến đối phương thêm tổn thương. Chẳng hạn như “Rất vui vì bạn đã nghĩ đến mình, nhưng hôm nay mình bận mất rồi!”.
Cứng rắn và dứt khoát
Cứng rắn và dứt khoát là cách từ chối khéo thường dành cho những người bị van nài giúp đỡ nhiều lần. Thậm chí đối phương còn gửi tin nhắn, gọi điện suốt cả ngày cho tới khi bạn chịu giúp mới thôi. Nếu gặp trường hợp này, tôi khuyên bạn thà mất lòng trước, được lòng sau.
Hãy trả lời với đối phương một cách dứt khoát, cứng rắn, không nên ỡm ờ, dây dưa quá lâu để tránh sự kỳ vọng, mong đợi từ họ.
Từ chối với thái độ chân thành
Từ chối người khác có thể bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, tuy nhiên bạn không sống để làm hài lòng bất kỳ ai cả. Do đó nếu không muốn giúp, hãy từ chối thẳng thắn và chân thành bằng thái độ thật lòng, cử chỉ trang nhã cùng giọng điệu quan tâm. Có như thế mới khiến đối phương đón nhận lời từ chối theo hướng thiện cảm.
Không vội nhận lời hoặc từ chối
Khi có ai đó ngỏ lời nhờ bạn giúp đỡ, đừng nên gật đầu đồng ý hoặc từ chối vội vàng. Tốt hơn hết bạn hãy kéo dài thời gian một chút bằng cách nói “Đợi mình xem lại lịch đã nhé.” Câu nói này nhằm mục đích nhắn gửi đối phương rằng bạn cũng có nhiều việc đang đợi hoàn thành.
Sức mạnh của sự từ chối
Được người khác nhờ vả, yêu cầu sự giúp đỡ có thể khiến bạn cảm thấy mình đang được công nhận và đánh giá cao, dẫn đến tỷ lệ gật đầu đồng ý lớn. Tuy nhiên việc giúp đỡ mọi người cần có giới hạn, bởi vì chỉ cần bạn giúp họ một lần, hai lần, đối phương sẽ trông chờ ỷ lại. Từ đó liên tục đưa ra đề nghị nhờ vả, trong khi bản thân bạn cũng cần được nghỉ ngơi.
Học cách từ chối khéo không chỉ là phương pháp giảm bớt áp lực cho chính bạn, mà còn rèn luyện cho đối phương tính độc lập, khả năng tự hoàn thành công việc. Nhiều người chưa nhận thức được giá trị của thời gian và nhu cầu của bản thân, nên vô tình gánh vác nhiều trách nhiệm không phải của mình. Cuối cùng chịu khủng hoảng lớn trong cuộc sống như gia đình và thời gian cá nhân.
Tóm lại, học cách từ chối khéo sẽ giúp bạn tôn trọng thời gian, công sức của bản thân. Bởi mỗi cá nhân đều sở hữu quỹ thời gian như nhau, và cần tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của mình, thay vì nhờ xin sự giúp đỡ.
Vì sao nên học cách nói “không” và từ chối khéo?
Sở dĩ bạn cần học cách nói “không” và từ chối khéo là vì các nguyên do sau đây:
Nhận ra giá trị thật của chính mình
Có thể trong mắt mọi người, bạn là người rất giỏi về học tập, công việc. Do đó rất nhiều sự nhờ vả kéo đến. Ban đầu có thể không sao, tuy nhiên sau một thời gian giúp đỡ không ngừng và càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy của sự nhờ vả, bạn có thể gặp stress, căng thẳng, không còn nhiều thời gian cho cuộc sống cá nhân.
Vì vậy hãy biết nói “không” đúng lúc, để vừa tạo cơ hội cho đối phương tự giải quyết vấn đề của mình, vừa giúp bản thân dễ thở và có nhiều trải nghiệm hơn với quỹ thời gian rảnh rỗi.
Xem thêm:
Mọi thứ luôn có giới hạn
Bất kể là việc gì cũng đều có giới hạn của riêng mình. Điều này có nghĩa là khi giúp đỡ ai đó, bạn nên biết dừng lại đúng lúc, tránh đặt nhu cầu người khác lên trên bản thân. Hãy chấp nhận giúp đỡ chỉ khi bạn sẵn sàng, đừng vì cả nể mà nhận lời với tâm thế ấm ức, khó chịu nhé.
Bảo vệ bạn khỏi những tổn thương
Thông thường hầu hết mọi người đều có xu hướng che đậy cảm xúc cá nhân và cả nể không muốn làm mất lòng ai. Song, bạn không thể cố gắng mãi được, hãy kiên định từ chối khéo những đề nghị xin giúp đỡ bất cứ khi nào bạn không muốn.
Rèn luyện sự quyết đoán
Luyện tập nói “không” những lúc cần thiết, không chỉ rèn cho bạn tính cách quyết đoán, suy nghĩ sáng suốt, mà còn là kỹ năng thúc đẩy bạn đến gần hơn với thành công trong sự nghiệp sau này.
Xem thêm:
Tiết kiệm thời gian
Việc chấp nhận giúp đỡ người khác quá nhiều, sẽ khiến mọi người chú ý đến bạn và không ngừng nhờ vả, kể cả những yêu cầu không cần thiết. Vì thế khi nói “không”, mọi người sẽ trân trọng những lúc bạn đồng ý giúp đỡ họ hơn, đồng thời cũng tránh mất nhiều thời gian vào những chuyện không phải của mình.
Từ chối khéo léo được xem là kỹ năng quan trọng bạn nên luyện tập để giúp cuộc sống và công việc trở nên dễ thở hơn, tránh lãng phí thời gian, công sức để tập trung hoàn thiện chính mình. Hy vọng với những gợi ý cách từ chối khéo do chúng tôi tổng hợp ở trên, bạn sẽ áp dụng thành công nhé.