Mẹ đang lo lắng con mình bị chậm phát triển trí tuệ nhưng còn rất mơ hồ và không hiểu hết về chứng bệnh này? Mẹ muốn tìm hiểu để có hướng điều trị tốt nhất, hiệu quả nhất cho con, giúp con nhanh chóng khôi phục các khả năng bình thường trong cuộc sống?
Bài viết này của Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn trả lời mọi câu hỏi, đem đến bạn những thông tin hữu ích nhất về chậm phát triển ở trẻ, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết, dị dạng trong quá trình hình thành, phát triển trí não của trẻ con. Nó giống như dạng bệnh lý làm cho khả năng tư duy của trẻ bị chậm lại, trí tuệ chỉ ở dưới mức trung bình, không ổn định.
Điều đó dẫn đến việc học tập, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh về sau cũng chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đương nhiên, những kỹ năng như thích ứng trong giao tiếp, tự chăm sóc bản thân hay các sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội,… cũng không được nhanh nhạy.
Trẻ chậm phát triển nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến con yêu của bạn không thể tự định hướng tương lai, một số trẻ còn không thể gia nhập xã hội, cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.
Vì sao trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, thường là do các yếu tố tác động trong quá trình mang thai, trong và sau khi sinh. Chủ yếu như sau:
- Trong thai kỳ, mẹ bầu đã từng bị nhiễm các loại virus hay có tiếp xúc với hóa chất độc hại, thậm chí là chấn thương.
- Mẹ bầu mang thai nhưng bị mắc các bệnh về tuyến giáp, nhiễm độc chì nặng, tăng cân ít,…
- Trẻ bị sinh non dưới 37 tuần tuổi, cân nặng thấp dưới 2.5kg, hệ miễn dịch yếu kém, dễ mắc bệnh hơn.
- Các ca khó đẻ để trẻ bị ngạt trong quá trình sinh nở, phải nhờ sự can thiệp của sản khoa cũng là nguyên nhân.
- Trẻ bị chảy máu não, chảy máu màng não, bị sốt cao, co giật, suy hô hấp, động kinh hoặc thần kinh bị nhiễm khuẩn cũng gây nên hiện tượng chậm phát triển sau này.
Thông tin thêm: Thuốc ADHD là gì?
Biểu hiện trẻ đang bị chứng chậm phát triển
Cha mẹ có con em nghi ngờ bị chậm phát triển trí tuệ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết sớm sau đây:
Nhận biết ở mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, khi trẻ đến tuổi vận động khoảng 3 tháng, 7 khoáng hay 9 tháng mà vẫn không có biểu hiện nào là biết lẫy, biết bò, biết đi, thậm chí là biết nói, thì có nghĩa là đang bị chậm phát triển.
Chỉ số IQ của trẻ ở mức độ này chỉ ở khoảng 50 – 75, trẻ vẫn có thể đi học, tập hát múa, đánh vần,… Nếu bạn có biện pháp hỗ trợ và giáo dục đúng cách thì trẻ vẫn có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Khi lớn lên, trẻ vẫn có thể tự lập, làm các công việc cho bản thân 1 mình được.
Ở mức độ trung bình
Ở mức độ trung bình, trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có biểu hiện không nói được, khó diễn ra những gì mình muốn bằng ngôn ngữ. Thậm chí, bạn sẽ thấy rằng, vào 1 tình huống nhất định, trẻ sẽ nói bị sai, không đúng ngữ cảnh.
Chỉ số IQ của mức độ trung bình ở trẻ chỉ dao động từ khoảng 35 – 55, nên trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống,… nếu được người lớn hướng dẫn. Đồng thời, trẻ cũng đọc, viết và đếm số được nhưng khá chậm, khi lớn lên trẻ cần phải có sự giám sát và trông nom của người khác.
Ở mức độ nặng
Mức độ nặng, IQ của trẻ chỉ ở mức 20 – 40, bạn cần phải nỗ lực dạy nhiều lần thì trẻ mới có thể học được những kỹ năng giao tiếp và chăm sóc bản thân. Trẻ sẽ rất ít linh hoạt, chưa phân biệt được các sự vật, màu sắc hay hình khối,… Khi lớn lên, trẻ buộc phải sống trong môi trường tập thể, có sự giám sát, giúp đỡ của bố mẹ.
Chậm phát triển trí tuệ có chữa khỏi được không?
Trẻ bị chậm phát triển về trí tuệ vẫn có khả năng được chữa khỏi, khắc phục tốt nếu có biện pháp can thiệp kịp thời. Các bố mẹ có thể tham khảo một số cách chữa trị được chuyên gia hướng dẫn sau đây:
- Trẻ nên được xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng đặc biệt, cung cấp đầy đủ chất, nhất là dưỡng chất từ chất béo Omega 3 như: cá hồi, cá thu,… Các thực phẩm này sẽ giúp bạn cải thiện não bộ hiệu quả, thị lực và giấc ngủ cũng tốt lên.
- Quá trình học tập, khám phá của trẻ chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. Bố mẹ nên kiên trì đồng hành cùng con, dành nhiều thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ hơn. Tốt nhất bạn nên có kế hoạch cụ thể theo từng hành trình sao cho phù hợp với khả năng nhận thức và hành vi của trẻ.
- Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ để có được những liệu pháp tâm lý thường xuyên, hợp lý.
Xem thêm:
- Hiệu ứng Buridan là gì?
- Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3
Kết luận
Để phòng ngừa trẻ bị chứng chậm phát triển trí tuệ, các bà mẹ ngay từ lúc mang thai nên cẩn trọng hơn trong ăn uống cũng như chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, quá trình nuôi dạy con, mẹ cũng phải để ý, quan tâm nhiều hơn để phát hiện tâm lý trẻ kịp thời, đưa đi thăm khám bác sĩ nhằm hạn chế các hệ quả xấu nhất nhé!
Hy vọng rằng, bài viết của Thanh Bình PSY đã mang lại cho bạn nhiều thông tin và kiến thức bổ ích, thú vị về bệnh lý phổ biến thường gặp nhất hiện nay nhé!