Hiệu ứng Buridan: nguồn gốc, ý nghĩa và bài học rút ra

Khi đọc các tài liệu tâm lý, có lẽ nhiều người thường nghe nhắc đến hiệu ứng Buridan. Tuy nhiên, ít ai biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của hiệu ứng này. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây. 

Hiệu ứng Buridan là gì? 

Buridan là thuật ngữ nói về hiệu ứng tâm lý chỉ sự do dự, thiếu quyết đoán. Nếu để ý tâm trí của con người, bạn sẽ dễ dàng nhận ra hiệu ứng này tồn tại ở khắp nơi. Khi gặp phải sự lựa chọn, mỗi người đều sẽ có ý nghĩ băn khoăn không biết nên làm sao. 

Hiệu ứng Buridan là gì
Buridan là thuật ngữ nói về hiệu ứng tâm lý chỉ sự do dự

Nguồn gốc của Buridan effect

Hiệu ứng Buridan xuất hiện vào thế kỷ 14 dựa trên câu chuyện ngụ ngôn mà Jean Buridan đã kể. Ông là nhà triết học người Pháp nổi tiếng với nhiều tác phẩm. Sau khi thảo luận với các học giả về câu chuyện con lừa vừa đói vừa khát và đứng nhìn đống cỏ và thùng nước chẳng biết lựa chọn ra sao và cuối cùng lại bị chết. 

Câu chuyện này đã trở nên rất phổ biến và được nhiều người biết đến. Từ đó, khi nhắc đến con lừa Buridan, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hiệu ứng tâm lý thiếu quyết đoán. 

Ý nghĩa của hiệu ứng Buridan trong tâm lý

Chúng ta không hề biết câu chuyện con lừa là có thật hay không. Vì đơn giản nó chỉ là truyện ngụ ngôn được kể bởi một người. Thế nhưng, nếu phân tích kỹ sẽ thấy câu chuyện này vô cùng ý nghĩa. Hơn nữa, nó còn nói lên trạng thái tâm lý quen thuộc của con người. 

Xem thêm:  Gợi ý các cách từ chối khéo không mất lòng ai
Thấu hiệu hiệu ứng này, mỗi người sẽ biết cách cân nhắc trong lựa chọn
Thấu hiệu hiệu ứng này, mỗi người sẽ biết cách cân nhắc trong lựa chọn

Cơn đói và cơn khát của con lừa là ngang nhau nên nó mới lưỡng lực giữa việc ăn và việc uống. Nó cho rằng nếu chọn một trong hai thì thực còn lại sẽ mất. Kết quả là nó chết vì không thể đưa ra quyết định với những lựa chọn mang tính ngang bằng. Trong cuộc sống cũng vậy, khi đứng trước hai sự việc, sự vật hay vấn đề nhiều người sẽ băn khoăn khá nhiều khi cần lựa chọn. Thay vì để mọi thứ trôi qua như con lừa Buridan (nhận lấy cái chết) thì hãy đưa ra quyết định. Bất kỳ lựa chọn nào cũng cho ta kết quả. Vậy nên đừng trở thành con lừa với suy nghĩ lý trí đến cực đoan. 

>> Có thể bạn quan tâm:

Buridan dạy chúng ta điều gì? 

Hiệu ứng Buridan xuất hiện mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học mà không phải ai cũng biết. 

Trong công việc, cuộc sống 

Trong một ngày, mỗi người đều có rất nhiều việc cần giải quyết. Để có thể xử lý hết mọi thứ thì cần phải biết cách phân bổ sao cho hợp lý. Bởi vì, năng lượng và nguồn lực của con người đều có hạn. Để không phải đứng trước nhiều sự lựa chọn khó nhằn, bạn chỉ cần đưa ra thứ tự ưu tiên cho các đầu việc. Những thứ quan trọng nên được thực hiện và hoàn thành trước. Đây chính là bài học gián tiếp mà hiệu ứng con lừa Buridan mang đến cho chúng ta. 

Xem thêm:  Hội chứng sợ không gian hẹp - Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Buridan mang đến cho chúng ta bài học về tính quyết đoán
Buridan mang đến cho chúng ta bài học về tính quyết đoán

Thêm một điều nữa mà mọi người cần ghi nhớ đó là đừng lãng phí thời gian cho những lần do dự. Cuộc đời là hành trình dài mà ở đó rất nhiều sự việc diễn ra. Chúng ta sẽ có một hay rất nhiều lần đứng trước ngã rẽ của sự chọn lựa. Thay vì, chần chừ thiếu quyết đoán để mọi việc tệ hơn thì hãy cứ quyết định. Sự lựa chọn nào dù đúng hay sai cũng mang đến cho ta những trải nghiệm. Đây chính là hành trang giúp chúng ta trưởng thành, quyết đoán và chính chắn hơn trong tương lai. Biết đâu sau lần chọn sai thì chúng ta sẽ luôn chọn đúng và được hưởng trái ngọt. 

Trong khía cạnh khác

Không chỉ công việc, cuộc sống, hiệu ứng Buridan còn được tận dụng trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng. Đại học Columbia đã thực hiện thí nghiệm thông qua việc bán socola cho sinh viên. Lúc này họ thấy rằng tỷ lệ mua hàng của mỗi người đều như nhau cho dù đưa ra bao nhiêu sự lựa chọn. Bởi vì điều này còn phụ thuộc vào chiến lược marketing và nhiều điều khác. 

hiệu ứng Buridan còn được tận dụng trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng
Hiệu ứng Buridan còn được tận dụng trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng

Nếu một đơn vị muốn tăng doanh số bán hàng thì việc cần là nên giảm số lượng lựa chọn lại. Như vậy, người dùng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chọn mua nhanh chóng thay vì đắn đo khá lâu và quyết định bỏ qua. Những chiến lược mồi nhử như combo tiết kiệm chính là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để bán hàng tốt hơn. 

Xem thêm:  Resilience Là Gì? Làm Sao Để Rèn Luyện Resilience?

Một khi đưa ra những thứ có giá trị chênh lệch thì con người sẽ nhanh chóng chọn mua mà không cần phải do dự. Ngoài ra, một số cửa hàng bán thức ăn nhanh còn lợi dụng việc “upsize” để thúc đẩy hành động mua của khách hàng. Đây thực tế là hiệu ứng chim mồi trong bán hàng nhưng nó đã tác động lên tâm lý của con người khi đứng trước những sự chọn lựa. 

>> Xem thêm: Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà

Lời kết 

Trên đây là những thông tin về hiệu ứng Buridan mà không phải ai cũng biết. Buridan gắn liền với câu chuyện ngụ ngôn về con lừa nghe có vẻ khá hài hước nhưng lại phản ánh đúng tâm lý của con người. Bài học rút ra cho mỗi người chính là đừng bao giờ lý trí đến mức cực đoan trước mọi thứ mà hãy nên đưa ra quyết định sau khi đã phân tích thiệt hơn. Như vậy, bạn mới có thể biết được kết quả của sự chọn lựa ấy là như thế nào.