Một số trẻ nhỏ khi tới tuổi đến trường lại gặp khó khăn trong vấn đề học tập, đặc biệt là khả năng đọc chữ. Thông thường, nhiều cha mẹ cho rằng, do trẻ chưa cố gắng, không tập trung. Thế nhưng, ít ai biết rằng, hiện tượng này đôi khi xuất phát từ việc trẻ bị rối loạn trong quá trình phát triển. Biểu hiện này của trẻ được gọi là chứng khó đọc hoặc khuyết tật đọc.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh chứng khó đọc ở trẻ nhỏ thì hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về chứng khó đọc
Chứng khó đọc là 1 dạng rối loạn khả năng học tập làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc đọc chữ, đánh vần hay viết và nói. Đa phần các em thường bị hiểu lầm là trí thông minh kém hoặc không chăm chỉ rèn luyện.
Tuy nhiên, chứng khuyết tật đọc lại bị ảnh hưởng bởi các khu vực xử lý ngôn ngữ của não bộ, nó không liên quan đến trí thông minh. Chứng khó đọc sẽ biểu hiện ở việc trẻ khó kết nối các chữ cái mà chúng nhìn thấy với âm thanh tạo ra.
Thông tin thêm: Các loại liệu pháp ngôn ngữ hỗ trợ ở trẻ thường gặp
Vì sao trẻ bị mắc chứng khó đọc?
Như đã đề cập, chứng khó đọc thường do 1 số gen nhất định ảnh hưởng đến các não bộ trong xử lý khả năng đọc và học ngôn ngữ. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ từ môi trường sống cũng dẫn đến chứng rối loạn này.
Các yếu tố đó bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình mắc chứng khó đọc hoặc khuyết tật học tập, ngôn ngữ rất có thể sẽ bị di truyền.
- Trẻ sinh non hoặc quá nhẹ cân cũng bị chứng khó đọc.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu tiếp xúc với Nicotin hay ma túy, rượu, chất kích thích. Thậm chí, bà bầu mà nhiễm trùng cũng có thể làm thay đổi sự phát triển não ở thai nhi, gây nên chứng khó đọc.
- Cuối cùng là sự khác biệt ở những bộ phận trong não bộ cũng không cho phép trẻ học hành, đọc viết được như bình thường.
Xem ngay: Nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Điều trị chứng khó đọc như thế nào, có dễ không?
Thực tế, sẽ không có cách nào để điều chỉnh được sự bất thường tiềm ẩn bên trong của bộ não. Chứng khó đọc chính là 1 tình trạng mãn tình, không chữa được. Thế nhưng, nếu phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời, thích hợp, nó sẽ cải thiện đi ít nhiều.
Dưới đây là một số biện pháp mà các bậc phụ huynh có thể vận dụng để khắc phục phần nào chứng khó đọc của con mình:
Có lộ trình giáo dục đúng kỹ thuật
Triệu chứng rối loạn này phải được điều trị bằng những phương pháp và kỹ thuật giáo dục riêng, có lộ trình cụ thể. Các kỹ thuật thường sẽ có liên quan đến thính giác, thị giác và xúc giác để trẻ sử dụng giác quan trong học tập. Việc này nhằm mục đích cải thiện kỹ năng đọc hiệu quả hơn.
Lộ trình như sau:
- Tập trung hướng dẫn trẻ học cách nhận biết và sử dụng những âm thanh từ nhỏ nhất đến từ ngữ.
- Hiểu rằng những chữ cái và chuỗi chữ cái đại diện cho những âm thanh và ngữ âm.
- Hiểu những gì mà trẻ đang đọc để dễ dàng chỉnh sửa hơn.
- Trong lúc dạy trẻ, bạn cần đọc to, rõ để xây dựng việc đọc trôi chảy được chính xác, tốc độ hơn.
- Tăng cường dạy kèm cho trẻ, xây dựng vốn từ vựng về các từ được nhận dạng và hiểu.
Đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý
Song song với việc dạy học, kèm cặp, bạn nên đưa con em đến thăm khám và nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần, các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng của con mình chính xác hơn và có kế hoạch điều trị đúng đắn, hiệu quả hơn.
Việc điều trị chứng khó đọc phải được theo dõi liên tục cho đến khi trưởng thành, nên cha mẹ cần chú ý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị cho trẻ mắc chứng khó trong kỹ năng đọc bằng cách cho học lớp mẫu giáo hay lớp 1 sớm. Điều này sẽ hỗ trợ thêm cho bé rất nhiều, để bé có đủ khả năng đọc tốt hơn, không bị tụt hậu về mặt học tập do không thể nắm bắt kịp khi học cùng với bạn bằng tuổi.
Cha mẹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn khó đọc chữ. Để có thể điều trị cho con mình thật tốt, bạn nên trao đổi với giáo viên và nhà trường, họ sẽ hỗ trợ bạn toàn diện hơn nữa từ phía còn lại.
Kết luận
Các bậc làm cha mẹ cần hiểu rằng, chứng khó đọc hay rối loạn phát triển kỹ năng đọc, phát ra âm thanh ở não bộ của trẻ là không hề đơn giản. Một số trẻ nghiêm trọng hơn còn rất tự ti, mặc cảm và về sau không thể giao tiếp, hòa nhập với xã hội như bình thường. Cho nên, mặc dù không có cách chữ cụ thể nhưng bạn nên đánh giá và can thiệp sớm để giúp con cải thiện phần nào.
Hy vọng rằng, bài viết của Thanh Bình PSY đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức và thông tin hữu ích từ chứng khó đọc. Nếu có con em nghi ngờ gặp vấn đề này, bạn hãy tham vấn ngay ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ để nhanh chóng giúp con em vượt qua được giai đoạn khó khăn này nhé!