Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời

Sốc phản vệ được biết đến là một dạng phản ứng tạm thời, xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được ứng cứu kịp thời. Vậy nguyên nhân kích thích sốc phản vệ là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một dạng bệnh lý dị ứng cấp tính, diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được xử trí sớm, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng. 

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng sốc phản vệ chính là hiện tượng các chất hóa học trong hệ miễn dịch đang bị giải phóng ra thành mạch, phế quản… khiến cơ thể bạn phản ứng lại và bị sốc nghiêm trọng.

soc phan ve 1
Sốc phản vệ là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng

Các mức độ của sốc phản vệ

  • Sốc phản vệ dạng nhẹ

Dấu hiệu của cấp độ sốc phản vệ này thường là đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, mẩn đỏ nổi khắp người kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, buồn nôn, sưng phù. Các ngón tay tê dại, khó thở, người mệt mỏi, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh. 

  • Sốc phản vệ dạng trung bình

Dấu hiệu của cấp độ sốc phản vệ trung bình sẽ là sợ hãi, bất an, choáng váng, mình mẩy ngứa ran, khó thở. Vài trường hợp có thể bị hôn mê, co giật, hoặc chảy máu dạ dày, ruột. Nếu để lâu, mạch tim sẽ đập yếu đi, môi thâm, mặt tái nhợt, đồng tử giãn, khó bắt được huyết áp.

  • Sốc phản vệ dạng nặng

Diễn biến của sốc phản vệ này là người bệnh hôn mê, da tím tái, khó thở. Tình trạng bệnh chuyển biến nhanh và cực kỳ xấu, có thể tử vong bất cứ khi nào. 

Xem thêm:  Thuốc chống buồn ngủ là gì? Có nên sử dụng thuốc chống buồn ngủ?
soc phan ve 2
Sốc phản vệ có thể diễn ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Hệ thống miễn dịch ở con người đóng vai trò là rào cản giúp chống lại các chất lạ xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn, virus. Thế nhưng ở một số người, hệ miễn dịch có phần phản ứng thái quá, vượt xa mức cần thiết, vì thế gây ra hiện tượng phản ứng dị ứng, còn gọi là sốc phản vệ.

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ bạn có thể nghiên cứu để phòng tránh:

  • Thực phẩm có khả năng gây sốc phản vệ cao: đậu phộng, hạt óc chó, tôm, đậu nành, mè, sữa,…. 
  • Các loại thuốc kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau, thuốc cản quang tĩnh mạch…
  • Do bị côn trùng đốt (ong bắp cày, kiến ​​lửa,…)
  • Do dị ứng với mủ cao su.
  • Do hoạt động nhiều trong thời tiết nóng, lạnh hoặc ẩm ướt. Một số trường hợp hiếm gặp có thể do hoạt động thể chất cường độ thấp.
  • Từng có tiền sử bị sốc phản vệ. Nếu lặp lại tình trạng bệnh sẽ nặng hơn so với lần đầu.
  • Do mắc bệnh hen suyễn.
  • Do mắc bệnh tim.
  • Do sự tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu nào đó…
soc phan ve 3
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ, do đó bạn cần hiểu rõ bản thân để tránh sự cố không mong muốn

Các biểu hiện và biến chứng của sốc phản vệ

Biểu hiện

  • Xuất hiện các phản ứng trên da như nổi ban, ngứa ran, da nóng bừng. Tập trung nhiều ở vùng da bàn tay, bàn chân, miệng hoặc da đầu.
  • Huyết áp thấp.
  • Khó thở, thở khò khè, cổ họng bị sưng, cảm thấy khó nuốt.
  • Mạch chạy nhanh, khó bắt.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Chóng mặt, ngất xỉu.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Đau bụng.
  • Sổ mũi, hắt hơi.
  • Sưng lưỡi/môi.
  • Cảm giác sự bất thường đang diễn ra trong cơ thể.
  • Lú lẫn.
  • Mất dần ý thức….
soc phan ve 4
Chú ý các biểu hiện của sốc phản vệ để kịp thời xử lý và điều trị

Biến chứng

  • Tổn thương não
  • Suy thận
  • Sốc tim
  • Loạn nhịp tim.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Tử vong.

Xem thêm:

Cách xử lý khi bị sốc phản vệ

  • Gọi điện đến bệnh viện để được trợ giúp y tế.
  • Đặt người bệnh nằm ở tư thế thẳng lưng, thoải mái, chú ý kê chân lên cao.
  • Kiểm tra mạch và nhịp thở.
  • Tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), hoặc các động tác sơ cứu khác.
  • Tiêm epinephrine tự động hoặc thuốc kháng histamin (nếu người bệnh có đem theo) vào đùi để làm giảm triệu chứng, tăng khả năng sống trước khi bác sĩ đến.
Xem thêm:  Phản biện là gì? Bật mí cách rèn luyện tư duy phản biện
soc phan ve 5
Với những ai bị sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng sơ cứu và gọi cho bệnh viện

Cách phòng ngừa sốc phản vệ

Trường hợp bạn đã từng bị sốc phản vệ, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau để đảm bảo ngăn ngừa tối đa:

Xác định nguyên nhân

Hãy đến bệnh viện để khám chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn bị sốc phản vệ, điều này sẽ giúp tránh khỏi việc mắc bệnh trong tương lai. Các xét nghiệm bạn sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân gồm có: 

  • Test lẩy da: Các bác sĩ sẽ chích một ít chất gây dị ứng vào da của người bệnh để theo dõi xem có phản ứng nào không.
  • Xét nghiệm máu: Lấy một mẫu máu và kiểm tra phản ứng của máu đối với các chất dị ứng.
  • Test áp bì (Patch test): Đây là phương pháp thử nghiệm dùng để kiểm tra chất gây viêm dị ứng cụ thể. Hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
  • Test nội bì: Thử nghiệm giúp kiểm tra nguy cơ gây sốc phản vệ. 
  • Test khẳng định (Challenge test): Nhằm mục đích loại trừ nguyên nhân dị ứng với thuốc, hoặc phản ứng chéo giữa các loại thuốc.

Tránh các yếu tố gây sốc phản vệ

  • Thực phẩm
    • Kiểm tra cẩn thận thành phần thực phẩm trước khi sử dụng.
    • Nếu đi ăn hàng quán, nên hỏi đầu bếp các thành phần bạn bị dị ứng.
    • Nếu nhạy cảm với các chất gây dị ứng, bạn nên tránh xa các thành phần chứa đậu phộng, lúa mì,…
  • Côn trùng đốt
    • Khi gặp phải ong bắp cày, ong vò vẽ,… bạn nên giữ bình tĩnh, di chuyển thật chậm rãi. Tuyệt đối không la hét, bỏ chạy nhanh hoặc xua tay.
    • Nên thoa thuốc chống côn trùng nếu vui chơi ngoài trời.
    • Nên mang giày dép khi đi trên sân vườn, sân đất.
  • Các loại thuốc
Xem thêm:  Giấc ngủ REM là gì? Có vai trò thế nào đối với con người

Bạn gặp dị ứng với thuốc, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc thay thế như:

  • Thay thế Penicillin bằng nhóm kháng sinh macrolid.
  • Thay thế thuốc chống viêm không steroid bằng paracetamol. 
  • Thay thế thuốc gây mê toàn thân bằng kỹ thuật gây tê cục bộ hoặc tiêm ngoài màng cứng….
soc phan ve 6
Tránh các yếu tố gây sốc phản vệ gồm thực phẩm, thuốc men và côn trùng.

Luôn mang theo bút tiêm adrenalin tự động

Bút tiêm tự động adrenaline là vật dụng bất ly thân của những người hay bị sốc phản vệ. Nếu được bác sĩ kê đơn sử dụng adrenaline, bạn cần lưu ý một số điều:

  • Luôn mang theo 2 liều adrenalin.
  • Nên đem theo tờ giấy có ghi thông tin chi tiết về bệnh dị ứng kèm theo số điện thoại người thân khi cần liên hệ khẩn cấp.
  • Nên hướng dẫn cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp bạn cách dùng bút tiêm tự động nếu chẳng may bạn bị sốc phản vệ.
  • Không cất giữ bút tiêm tự động adrenaline ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Vì sẽ khiến bút hoạt động kém hiệu quả. 
  • Cần thay bút tiêm tự động adrenaline mới khi bút cũ hết hạn sử dụng.
  • Trường hợp cảm nhận được sự bất thường của cơ thể, bạn nên chủ động tiêm adrenalin để hạn chế tình trạng sốc phản vệ xảy ra.

Xem thêm:

Như vậy với những thông tin chi tiết trên đây từ Thanh Bình Psy thì bạn đã nắm rõ bệnh lý sốc phản vệ là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi gặp sốc phản vệ nhé. Giữ cho bản thân lối sống lành mạnh, khoa học và tránh xa những nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn dễ bị dị ứng là những ưu tiên quan trọng nếu không muốn sốc phản vệ xảy ra.