Tự lập là một cách sống tự chịu trách nhiệm với mọi hành động, các ứng xử của mình đối với mọi thứ xung quanh. Trẻ tự lập sẽ không trông chờ hay dựa dẫm, ỉ lại vào cha mẹ, luôn độc lập trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Từ đó, hành trình lớn khôn vào đời của bé cũng trở nên thoải mái, dễ chịu hơn, cha mẹ nên quan tâm điều này càng sớm càng tốt. Bạn đã biết cách dạy con tự lập hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng THANH BINH PSY đi tìm hiểu ngay 5 phương pháp hữu ích sau đây bạn nhé!
Dạy con tự lập từ những điều nhỏ nhặt nhất hàng ngày
Các chuyên gia khuyên rằng, ở giai đoạn từ 10 tháng tuổi trở lên, cha mẹ đã có thể dạy con tự lập dần dần từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như việc tự giác thay quần áo mỗi ngày hay tự cầm cấm, bốc và xúc thức ăn. Chúng sẽ giúp trẻ rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết về tính độc lập trong cuộc sống, chẳng hạn như sự kiên nhẫn, suy nghĩ quyết đoán,…
Ngoài ra, việc để trẻ tự mặc quần áo, giày dép hay loại thức ăn mà trẻ cảm thấy yêu thích sẽ khiến trẻ vui vẻ hơn. Cha mẹ nên hạn chế làm các việc này thay bé, vì như vậy, bé sẽ khó có sự phát triển về ý thức, đôi lúc ỉ lại vào phụ huynh. Thói quen này khi lớn sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến việc trẻ không tự quyết định được gì cho bản thân mình, luôn sợ hãi và nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ.
Cho con thoải mái kết bạn, vui chơi, sáng tạo
Khi con tròn 3 tuổi, bé đã sẵn sàng cho những mối quan hệ mới với mọi người xung quanh mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội này để dạy con tự lập, hãy tạo những cuộc hẹn đi chơi để con có nhóm bạn nhỏ cho riêng mình. Thông qua các kết nối đáng yêu này, bé sẽ có điều kiện để quan sát, học hỏi từ bạn bè và dần hình thành tính cách độc lập.
Đây cũng là thời gian vàng để con bạn thỏa sức sáng tạo, phát triển khả năng bẩm sinh mà có thể bạn chưa phát hiện được. Cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều, nếu có bạn có thể ở cạnh bên hướng dẫn, khuyến khích bé trong một vài tình huống. Điều này giúp bé hoà nhập, thích nghi tốt hơn và hình thành kỹ năng làm việc nhóm về sau khi đi học, đi làm.
XEM NGAY:
- Cách người Nhật dạy con cực hay bạn không thể bỏ qua
- Dạy con bằng kỷ luật mềm như thế nào?
Làm việc nhà cùng con cũng là một cách dạy con tự lập
Bạn có biết, những đứa trẻ thường rất thích làm việc nhà và bạn không nên cẩm cản điều đó chỉ vì trẻ còn vụng về. Cha mẹ nên động viên, ủng hộ và hợp tác cùng con để con làm điều này một cách vui vẻ nhất. Tuy ban đầu có hơi vụng về, nhưng nó chính là điểm quan trọng hình thành nên tính tự lập của con.
Bạn có thể yêu cầu bé làm một số việc đơn giản như: Chơi xong nhớ dẹp đồ chơi vào rổ, đặt chén vào đúng nơi sau khi ăn hoặc bỏ rác vào đúng chỗ,… Điều này không chỉ giúp bé cảm nhận được mình quan trọng, phấn khích mà còn kết nối được tình cảm gia đình.
Lưu ý rằng, bạn chỉ nên cho bé làm những việc trong tầm khả năng của bé, tránh công việc quá phức tạp nhé! Bởi, đôi khi việc bé làm không được làm khiến bé thất vọng hoặc gây nguy hiểm cho bé những lúc không có mẹ ở bên.
BẠN CÓ ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ đánh giá tâm lý học đường cùng chuyên gia
Dạy con biết cách kiềm chế cơn nóng giận
Đừng nghĩ những đứa trẻ không biết nóng giận, ngay từ khi 3 tuổi, trẻ đã có thể bùng phát những cơn thịnh nộ này. Để dạy con tự lập, lúc này bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh hơn con, không la hét vào mặt con hay bắt con phải dừng ngay cảm xúc. Đó là điều không thể, bạn có thể bỏ qua cơn nóng giận của bé, tiếp tục công việc của mình.
Chờ đến khi con hết giận, bạn có thể phân tích và giải thích từ từ để con hiểu được hậu quả của việc không kiềm chế được cảm xúc. Hoặc, bạn cũng có thể hướng con đến những câu chuyện vui và ôm con vào lòng để con cảm nhận được tình yêu và sự an toàn. Khi đó con sẽ hạ được cơn nóng giận, biết khắc phục sự tức tối của mình nhiều hơn.
Hướng con đến việc tự quyết định, lựa chọn cho mình
Bạn có thể hướng dẫn con yêu, dạy con trở thành một người biết lắng nghe, chia sẻ nhưng cũng nên để con tự quyết định. Học cách sống độc lập chính là có thể làm chủ mọi hành động của mình, tự mình đưa ra những lựa chọn riêng. Thế nhưng, bạn nên cân nhắc và căn dặn bé chọn cho kỹ ngoài việc chọn thẳng thắn và dứt khoát. Thậm chí khi bạn nhờ, nếu con không thích vẫn có thể từ chối để thể hiện chính kiến cá nhân.
Đừng lo thất bại, vì trong chính sự lựa chọn thất bại của mình, cha mẹ sẽ phân tích để trẻ chọn lựa đúng hơn vào lần sau.
TÌM HIỂU THÊM: Tại Hồ Chí Minh tham vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia ở đâu uy tín?
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn một số cách dạy con tự lập hữu ích, dễ thực hiện ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ học sống tự lập sẽ có trách nhiệm hơn, tập trung hơn, tự tin hơn và phát triển thêm nhiều kỹ năng đi kèm khác. Chính vì vậy, cha mẹ đừng bỏ qua bước rèn luyện này cho con yêu trong hành trình chuẩn bị cho con lớn khôn vào đời nhé!