Động lực là gì? Trong bài viết này, Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn nghiên cứu kỹ về khái niệm này. Từ đó, đưa ra những hành động tốt nhất trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Động lực là gì?
Động lực còn được gọi với một cách khác là động cơ. Khái niệm này được định nghĩa là một quá trình khởi tạo, dẫn dắt và duy trì các hành vi khác nhau một cách có mục đích.
Chính động lực là cái giúp chúng ta hành động. Dù hành động chỉ đơn giản như lấy nước uống, đọc sách hay đi ngủ đúng giờ cũng cần tới động lực.
Nhìn chung, động lực có liên quan mạnh mẽ tới các yếu tố thúc đẩy sinh học, cảm xúc, xã hội và cả nhận thức của con người. Từ đó, nó mới có thể xuất hiện những hành vi.
Trong cuộc sống của chúng ta, thuật ngữ động lực được nhắc đến để mô tả nguyên nhân vì sao một người lại làm một việc gì đó. Nhờ vậy, dễ dàng giải thích về mọi hành động.
Ví dụ:
Một sinh viên có động lực tìm hiểu tâm lý học lâm sàng đến mức mỗi đêm cậu đều học môn này.
Nhìn chung, nhu cầu và mong muốn của con người chính là nguyên nhân, định hướng giải thích cho hành vi chúng ta thực hiện. Nhìn chung, mọi người không thực hiện động cơ. Mà người ta tìm ra động cơ khiến bắt nguồn những hành vi thường ngày.
Các thành tố của động lực là gì?
Khi nghiên cứu về động lực, những thành tố của nó cũng là yếu tố khiến nhiều người quan tâm. Nhìn chung, các nhà tâm lý học chia ra 3 thành tố cụ thể như sau:
Sự kích hoạt
Đây chính là thành tố quyết định sự khởi xướng một hành vi nào đó. Chẳng hạn bạn sẽ tham gia một lớp học, một chương trình cộng đồng nào đó. Nhất định bạn sẽ cần sự kích hoạt của chính bản thân mình.
Kiên trì
Đây chính là những nỗ lực liên tiếp, kéo dài nhằm hướng đến một mục tiêu nhất định. Dù có gặp trở ngại, chính sự kiên trì sẽ giúp bạn tiếp tục. Nếu không có sự kiên trì, mọi người thường bỏ cuộc ngay khi gặp vấn đề.
>> Xem thêm:
Nỗ lực cao
Sự tập trung, hăng say trong quá trình theo đuổi mục tiêu chính là điều quan trọng. Nó là thành tố có khả năng quyết định đến sự thành bại. Chẳng hạn, một học sinh trung bình sẽ mất rất nhiều thời gian nỗ lực để đạt được kết quả bằng một học sinh khá.
Phân loại động lực trong tâm lý học
Ngoài khái niệm động lực là gì, sự phân loại của nó trong tâm lý học cũng là điều đáng chú ý. Mỗi động lực khác nhau thường được các nhà nghiên cứu mô tả, sau đó phân loại chúng thành nhóm nội sinh hoặc ngoại sinh.
- Động lực ngoại sinh là những động lực xuất hiện từ bên ngoài một con người. Chẳng hạn như cúp, tiền thưởng, công nhận, sự tán dương của cộng đồng.
- Động lực nội sinh chính là những động lực có, xuất phát từ bên trong những cá nhân đó. Như việc đọc sách, học tập chỉ là để thỏa mãn nhu cầu tri thức của người đó mà thôi.
Vai trò của động lực là gì?
Đối với mỗi chúng ta, động lực có ý nghĩa rất lớn. Chính động lực sẽ quyết định việc chúng ta thực hiện những mục tiêu của đời mình ra sao, xây dựng mục tiêu như thế nào. Có thể nói, thành quả lao động mỗi người có được phụ thuộc rất nhiều vào động lực của người đó. Chính vì vậy, việc tạo động lực cho một cá nhân bất kỳ là điều cần thiết.
Một số giải pháp tạo động lực bạn nên biết
Giúp cá nhân hiểu được ý nghĩa của việc họ sẽ làm
Khi làm một việc có ý nghĩa, chúng ta thường cảm thấy vui vẻ, hào hứng. Chính vì vậy, mọi người nên làm cho nhân viên cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa, học sinh cảm thấy việc học tập có ý nghĩa. Từ đó, hình thành khuynh hướng tốt.
Đưa ra đãi ngộ/ xây dựng chính sách tốt
Đây chính là động lực ngoại sinh, tác động tích cực tới mọi người. Những hành động như khen ngợi, trao thưởng, đãi ngộ tốt sẽ giúp mọi người có mục tiêu để hành động. Từ đó, mang lại năng suất làm việc, học tập cao hơn.
Tạo môi trường tốt để làm việc
Những nghiên cứu mới nhất đều cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường cùng hiệu quả lao động. Chính môi trường cũng góp phần không nhỏ để tạo động lực. Chính vì vậy, hãy nỗ lực tạo nên một môi trường làm việc thật tốt nhé.
Lời kết
Như vậy, bạn đã có được những thông tin để nhận biết động lực là gì. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn, gọi cho Thanh Bình để được tư vấn nhé.
Thông tin liên lạc:
- Thanhbinhpsy@gmail.com
- Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
- Địa chỉ: Khu dân cư An Sương.