Resilience Là Gì? Làm Sao Để Rèn Luyện Resilience?

Trong cuộc sống, mọi sự không phải lúc nào cũng công bằng. Chính vì vậy, dù bạn chuẩn bị ký cho tương lai thì đôi khi cuộc sống vẫn đi chệch theo một hướng không mong muốn. Lúc này, nhiều người thường nhắc tới khái niệm Resilience. Vậy Resilience là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

Cùng giải thích điều đó với Thanh Bình Psy trong bài viết này nhé.

Sức bật – Resilience là gì?

Resilience là gì?
Resilience là gì?

Hiểu đơn giản, đây chính là khả năng thích nghi với những tai ương, khó khăn trong cuộc sống của con người. Những khó khăn ở đây rất đa dạng, có thể kể tới những ví dụ sau:

  • Biến cố của cuộc đời.
  • Chấn thương tâm lý.
  • Vấn đề về sức khỏe.
  • Các vấn đề tài chính khác nhau.

Resilience chính là khả năng bật dậy của con người sau những trải nghiệm khó khăn. Những người có khả năng phục hồi tinh thần tốt thường ít mắc rối loạn tâm lý hơn so với những người khác. Chính vì vậy, Resilience là gì? luôn được nhiều người quan tâm.

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, sức bật là cái thông thường, luôn có ở con người. Nhưng sức bật ở mỗi người là khác nhau. Và mọi người cần rèn luyện để có được sức bật tốt nhất trước những biến cố của cuộc đời.

Xem thêm:

Vì sao nhiều người nói về Resilience?

Hầu như nhiều người khi được hỏi về Resilience đều cảm thấy khá mới lạ. Tuy nhiên khi đã biết đến và đề cập đến thì lại rất có sức thu hút. Ở các trường học, quốc gia phát triển khác rất chú trọng đến các cụm từ như Resilience, Resilience building, hoặc Resilience at work,…Đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, Resilience càng được phủ sóng nhiều trên các mục Sức khỏe, Đời sống, tâm lý học.

Resilience là cụm từ rất chú trọng ở các nước phát triển
Resilience là cụm từ rất chú trọng ở các nước phát triển

Như đã nói ở trên Resilience là cụm từ nói về sức bật, khả năng nuôi dưỡng và phục hồi. Đây là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Bởi khả năng phục hồi trước những khó khăn, nghịch cảnh sẽ giúp bạn trưởng thành và phát triển nhanh hơn. Việc tập trung vào vấn đề mình đang gặp phải, đối mặt, đánh giá và đưa ra phương án giải quyết giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn và trưởng thành hơn rất nhiều.

Xem thêm:  Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng - Cơ Sở Khám Chữa Uy Tín Khu Vực Miền Trung

Resilience còn giúp bạn làm chủ cuộc sống của chính mình. Bạn lúc này tuyệt đối không phải là nạn nhân của hoàn cảnh mà là chủ nhân của cuộc sống này. Những vấn đề trong cuộc sống xảy đến với bạn, bạn sẽ kiểm soát nó, tận dụng nó để làm bàn đạp tiến bước về phía trước và nắm lấy cơ hội xứng đáng.

Resilience giúp bạn làm chủ cuộc sống của chính mình
Resilience giúp bạn làm chủ cuộc sống của chính mình

Resilience sẽ cho bạn thấy được niềm vui sống mỗi ngày, trong mỗi hoàn cảnh. Có thể khó khăn và nghịch cảnh có thể khiến bạn mệt mỏi, chán nản nhưng chắc chắn với khả năng tự phục hồi, bạn vẫn kiên định đứng lên và bước tiếp. Thay vì buông tay than thân trách phận, bạn sẽ lựa chọn một hướng đi tiếp theo để giữ vững tinh thần lạc quan và hạnh phúc để tiếp tục sống, làm việc.

>>> Tham khảo thêm về Tham vấn tâm lý trực tuyến cho những ai có nhu cầu, hãy liên hệ đến Thanhbinhspy để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Resilience sẽ cho bạn thấy được niềm vui sống mỗi ngày
Resilience sẽ cho bạn thấy được niềm vui sống mỗi ngày

Tìm hiểu về sự khác biệt giữa sức bật của mọi người

Nhìn chung, sức bật của mọi người là không giống nhau. Bạn có thể thấy điều này khi so sánh 2 con người trải qua chung một biến cố và cách họ vượt qua, đứng dậy sau biến cố đó.

Chẳng hạn những đứa trẻ cùng bị cha mẹ bỏ rơi và lớn lên trong trại mồ côi. Nhưng sự tổn thương trong tâm lý lại tác động đến chúng theo những hướng hoàn toàn khác biệt.

Sức bật của mỗi người là hoàn toàn khác nhau
Sức bật của mỗi người là hoàn toàn khác nhau

Có đứa trẻ vì tổn thương bị bỏ rơi mà trở nên hư hỏng, chúng đổ lỗi cho những nỗi đau trong quá khứ. Nhưng cũng có những đứa trẻ dùng nỗi đau làm động lực. Từ đó, có một tương lai tốt đẹp hơn so với nhiều người.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khẳng định có sức bật không có nghĩa là một người đã trải qua đau khổ và ngược lại. Nỗi đau, cảm xúc, sự buồn bã thường thấy ở người có tổn thương lớn. Và điều này không thể tách rời với quá trình hồi phục tinh thần. Đây chính là điều mọi người cần ghi nhớ khi tìm hiểu Resilience là gì.

Xem thêm:  Heroin là gì? Tác hại của nó như thế nào?

Thành phần của Resilience là gì?

Những người có sức bật tốt thường ít gặp những biến cố về tâm lý hơn
Những người có sức bật tốt thường ít gặp những biến cố về tâm lý hơn

Sức bật – Resilience vốn không phải thứ một người có thể có, có thể không. Nó luôn có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Và sức bật bao gồm những thành phần sau:

Tất cả những thành phần này đều có thể học, phát triển ở mỗi người thông qua từng thời kỳ. Và nếu biết cách, mọi người có thể giúp nó phát triển thật tốt để mang lại hiệu quả cao trong những trường hợp không may gặp phải những biến cố đáng sợ của cuộc đời.

Những yếu tố ảnh hưởng tới sức bật của một người

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sức bật của một người
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sức bật của một người

Có thể thấy rằng, sức bật đặc biệt có ý nghĩa đối với một con người. Nó sẽ là điều giúp một người có thể vượt qua gian lao, khó khăn để vững vàng hơn và đạt được những thành tựu cần có trong cuộc sống.

Sức bật thường bắt đầu hình thành từ khi con người còn rất nhỏ. Nó ảnh hưởng bởi những yếu tố, những mối quan hệ tạo nên tình yêu, sự tin tưởng giữa con người với con người. Nhìn chung, chính quan hệ gia đình và những người gần gũi sẽ cung cấp vai trò kiểu mẫu, khuyến khích để một cá nhân bất kỳ phát triển sức bật.

Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng tác động tới sức bật của các cá nhân:

  • Khả năng lên kế hoạch thực tế và khả năng thực hành kế hoạch.
  • Có cái nhìn tích cực về bản thân, tự tin vào bản thân.
  • Có kỹ năng giao tiếp.
  • Khả năng giải quyết vấn đề của người đó.
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc cũng đặc biệt quan trọng.

Cách rèn luyện sức bật bạn nên biết

May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện sức bật
May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện sức bật

Trong thực tế, có khá nhiều cách khác nhau để rèn luyện sức bật của một người. Dưới đây là một vài hành động mang lại hiệu quả và dễ thực hiện. Cùng xem nhé.

  • Hãy tạo nên những mối liên kết tốt với người xung quanh để có được sự hỗ trợ tốt nhất khi gặp phải biến cố.
  • Tuyệt đối không được xem khủng hoảng trong đời mình là thứ không thể vượt qua.
  • Hãy chấp nhận sự thay đổi, những biến cố đó là một phần trong cuộc sống.
  • Đặt ra mục tiêu và tiến tới mục tiêu đó.
  • Cố gắng đi tìm cơ hội để bản thân tự phục hồi.
  • Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân.
  • Nhìn rộng hơn về cuộc sống xung quanh.
  • Cố gắng giữ được cái nhìn lạc quan.
  • Chăm sóc bản thân mình thật tốt.
Xem thêm:  Bật mí tâm lý con trai khi yêu thật lòng

Xem thêm:

Resilence – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp đoàn thể

Có thể thấy được Resilence như liều thuốc tinh thần hữu hiệu dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt là trong những thời điểm cực kỳ khó khăn dịch Covid vừa qua. Sức bật tinh thần không chỉ giúp cho các cá nhân phụ hồi lại từ biến cố mà còn là lợi thế cạnh tranh hiệu quả dành cho các doanh nghiệp nếu biết cách tận dụng.

resilence là gì
Phát triển khả năng Resilence giúp công ty đoàn thể vững mạnh hơn nhiều

 

Theo cuộc khảo sát từ những đơn vị nghiên cứu lớn cho thấy các công ty, doanh nghiệp lớn với số lượng nhân viên đông thường rất chú trọng đến văn hóa chiến lượng và sức mạnh của đoàn thể. Họ cũng đúc kết ra được những điều đáng chú ý như:

  • Công ty nào có áp dụng văn hóa và chiến lược về Resilence thường có mức tăng trưởng gấp 3 lần so với công ty khác.
  • Quản lý nhân viên áp dụng Resilence làm giảm thiểu tỷ lệ căng thẳng đến kiệt sức của nhân viên.
  • Đây cũng chính là bí quyết giúp cho nhân viên và công ty tăng khả năng sáng tạo, linh hoạt hơn trong công việc.
  • Resilence có lợi cho sức khỏe tinh thần, điều này ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất, cải thiện tốt mối quan hệ của các nhân viên với nhau trong công việc.
  • Người ta cũng ghi nhận được rằng năng suất lao động của đội ngũ nhân viên tăng lên nhờ vào khả năng Resilence.

Lời kết

Hy vọng bạn đã hiểu Resilience là gì và ý nghĩa của nó
Hy vọng bạn đã hiểu Resilience là gì và ý nghĩa của nó

Hy vọng qua bài viết trên trong “Góc chia sẻ” của Thanh Bình Psy, có thể giúp bạn hiểu được Resilience là gì. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, gọi cho Thanh Bình Psy để được giải đáp và hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 551/99 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
  • Hotline/Zalo: 0372.951.520
  • Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
  • Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/