Overthinking là gì? Triệu chứng, nguyên do và tác hại

Khi đối mặt với nhiều vấn đề trong công việc tới sinh hoạt hàng ngày, nhiều người thường rơi vào trạng thái quá tải hay còn gọi là Overthinking. Vậy cụ thể Overthinking là gì? Đâu là nguyên do dẫn tới vấn đề này? Phải làm thế nào để hạn chế tình trạng này xảy ra? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngay sau đây về vấn đề này.

Tìm hiểu Overthinking là gì?

Overthinking là gì? Overthinking được hiểu là việc suy nghĩ quá nhiều. Đồng thời, tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã hoặc sắp xảy ra. Hội chứng này được chia thành dạng:

  • Ruminating: Hồi tưởng quá nhiều về quá khứ.
  • Worrying: Luôn lo cho tương lai.

Người mắc hội chứng Overthinking liên tục đánh giá, cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những suy nghĩ mà bạn có. Tâm trí của bạn luôn xoay quay các vấn đề được lặp đi lặp lại nhiều lần tới mức gây cản trở tới cuộc sống của chính bạn.

Khi suy nghĩ quá nhiều, các bạn thường mắc kẹt và không thể hướng tới việc giải quyết vấn đề một cách triệt để. Tâm lý lo lắng nếu diễn ra trong thời gian ngắn có thể thúc đẩy các bạn hành động. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ quá nhiều lại chuyển hướng thành dạng tâm lý độc hại. Qua đó, trở thành chướng ngại vật ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày cũng như tinh thần của các bạn.

Overthinking là việc bạn suy nghĩ về vấn đề nào đó quá nhiều, và chỉ toàn nghĩ về mặt tiêu cực
Overthinking là việc bạn suy nghĩ về vấn đề nào đó quá nhiều, và chỉ toàn nghĩ về mặt tiêu cực

BẠN CÓ BIẾT: Rối loạn trầm cảm tái diễn là gì không?

Xem thêm:  Bệnh viện tâm thần trung ương 2 ở đâu?

Triệu chứng của Overthinking là gì?

Đối với chứng bệnh Overthinking các bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số các đặc điểm như:

  • Không thể nghĩ tới một vấn đề nào khác ngoài vấn đề đang gặp phải.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, bất an.
  • Suy nghĩ tiêu cực.
  • Thường xuyên nghi ngờ quyết định của bản thân.
  • Thường xuyên phóng đại tiểu tiết.

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, liên tục với tần suất liên tục các bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Mặc dù suy nghĩ cũng là một cách để kiểm soát vấn đề, giúp các bạn tự tin hơn với những việc sắp xảy tới.

Tuy vậy, khi các bạn không thể thoát khỏi trạng thái phân tích liên tục, dòng suy nghĩ sẽ trở thành một vòng lặp dẫn tới tình trạng tiêu cực hóa, quan trọng hóa vấn đề.

Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn mất đi tự tin trước những quyết định của bản thân
Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn mất đi tự tin trước những quyết định của bản thân

XEM NGAY: Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn phân ly

Nguyên nhân dẫn tới Overthinking là gì?

Mỗi người ít nhất một lần phải đối mặt với chứng Overthinking. Nguyên nhân có thể là do:

Quá cầu toàn trong công việc

Trước mỗi sự kiện lớn, nhỏ trong cuộc sống và công việc người cầu toàn thường tính nhiều tới tình huống, kết quả của vấn đề. Từ đó, họ thường sẽ có xu hướng dành nhiều hơn thời gian cho việc chuẩn bị. Những người mắc chứng Overthinking thường suy nghĩ ở trạng thái tiêu cực nhiều hơn. Thay vì tìm kiếm thông tin mới lại rơi vào trạng thái lo âu, mất tinh thần, mệt mỏi.

Người quá cầu toàn trong công việc rất dễ mắc phải căn bệnh này
Người quá cầu toàn trong công việc rất dễ mắc phải căn bệnh này

Lo lắng tới kết quả

Trong công việc, nhiều người thường chỉ quan tâm tới kết quả với mong muốn mọi thứ đều suôn sẻ. Từ đó, họ luôn nỗ lực hành động và cho rằng càng suy nghĩ nhiều kết quả càng tốt hơn.

Xem thêm:  10 bộ phim ý nghĩa về hạnh phúc gia đình

Quan tâm tới tiểu tiết

Khi quá để tâm tới các chi tiết nhỏ, mọi người thường chia vấn đề thành các yếu tố rồi phân tích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn lọc, từ đó dẫn tới việc ôm đồm quá nhiều việc. Các bạn càng xem xét càng nhìn thấy những điều tiêu cực, thậm chí làm quá vấn đề.

Tác hại của Overthinking

Có thể thấy rằng, dù Overthinking ở dạng nào đều ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và tinh thần. Trước hết, đó là ảnh hưởng tới sức khỏe. Những người có xu hướng tiêu cực hóa vấn đề có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm, tự kỷ, dẫn đến não bộ quá tải.

Overthinking khiến bộ não, hệ thần kinh luôn trong quá trình tiếp thu thông tin. Khi tới một giới hạn nhất định cơ thể con người sẽ quá tải, mệt mỏi, lo lắng, đau nhức cơ thể, chán ăn, mất ngủ. Từ đó, trí óc khó có thể tập trung làm việc hay học tập.

Việc suy nghĩ tiêu cực quá mức còn khiến khả năng giải quyết vấn đề cũng như tư duy sáng tạo bị trì trệ. Đây cũng chính là mối nguy hại cho cả công việc và cuộc sống.

THÔNG TIN THÊM:

Phương pháp cải thiện tình trạng Overthinking

Overthinking có thể cải thiện được hiệu quả thông qua nhiều cách khác nhau. Thay vì ngồi suy nghĩ hãy để cho bản thân tập trung làm việc một việc khác để thư giãn, cho phép bản thân nghỉ ngơi.

Xem thêm:  Review chi tiết cuốn sách “Tâm lý học đám đông”

Để giải quyết vấn đề rắc rối hãy đối mặt với chúng. Việc nhìn nhận trực tiếp sẽ giúp các bạn có được cái nhìn đa chiều để nhìn nhận một cách hiệu quả hơn. Ban đầu, cách này có thể sẽ khó khăn. Tuy nhiên, quay quá trình luyện tập các bạn sẽ có thể thay thế những vấn đề vô định này với các suy nghĩ tích cực, hữu dụng hơn.

Thay đổi môi trường sống, hòa mình vào không gian thiên nhiên, ít tiếng ồn. Màu sắc, âm thanh nhẹ nhàng từ thiên nhiên giúp các bạn bớt tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực hơn.

Hãy nhìn mọi sự việc 1 cách tích cực bạn sẽ thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn
Hãy nhìn mọi sự việc 1 cách tích cực bạn sẽ thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn

Trên đây là những thông tin về Overthinking là gì. Đây là vấn đề thường gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Tình trạng ban đầu có thể nhẹ nhàng nhưng sẽ nghiêm trọng hơn nếu các bạn để dòng suy nghĩ tiêu cực kiểm soát thường xuyên. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được cái nhìn sâu hơn tránh ảnh hưởng tới bản thân mình.