Phức cảm Oedipus là tình trạng như thế nào và thường gặp phải ở độ tuổi nào? Liệu Oedipus có gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc hình thành nhân cách hay không và nên đâu là những biểu hiện thường gặp của trạng thái phức cảm này? Cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu về vấn đề này.
Thế nào là phức cảm Oedipus?
Phức cảm Oedipus hay Oedipal được Sigmund Freud dùng trong thuyết Phân tâm học nhằm lý giải cho những giai đoạn phát triển tâm lý tính dục ở trẻ nhỏ. Nó được hiểu là sự khao khát của trẻ nhỏ dành cho bố (nếu là bé gái) hoặc dành cho mẹ (nếu là bé trai).
Biểu hiện của sự khao khát này được thể hiện thông qua việc chúng tỏ ra khó chịu, xuất hiện cảm giác ganh tỵ hoặc giận dữ, la khóc với bố (nếu là bé trai) hoặc mẹ (nếu là bé gái). Phức cảm Oedipus thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi và chủ yếu tập trung tại những vùng kích thích trên cơ thể. Nói cách khác, trẻ nhỏ sẽ luôn có cảm giác phải đấu tranh với đối thủ đáng gờm là bố mẹ cùng giới để có được sự quan tâm từ bố mẹ khác giới.
Phức cảm Oedipus trong thần thoại Hy Lạp
Phức cảm Oedipus là thuật ngữ được đặt theo tên của nhân vật Oedipus – Con vua Thebes trong thần thoại Hy Lạp. Tương truyền vua Thebes được thần linh tiên đoán sẽ bị chính con trai của mình là Oedipus giết hại nên ông đã mang con bỏ ngoài sa mạc. Oedipus sau đó được vua xứ Corintha mang về nuôi dưỡng nhưng sau đó lời tiên đoán vẫn trở thành sự thật.
Sau khi biết mình chính là người sát hại cha ruột và cưới mẹ làm vợ, Oedipus đau khổ, tự móc mắt để chuộc lỗi, đuổi hai đứa con đi còn bản thân cũng biến thành bộ dạng nửa người nửa thần. Dựa theo nội dung cốt truyện, Freud đã cho ra đời những lý giải logic về sự xung đột trong tâm lý ở trẻ nhỏ, lý giải phức cảm Oedipus rõ ràng, cụ thể.
>Đọc thêm: Cái tôi là gì và cái tôi quá lớn có tốt hay không?
Phức cảm Oedipus thường xuất hiện ở bé trai
Một cậu bé sẽ xuất hiện tình trạng phức cảm Oedipus trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Chúng vô thức trở nên gắn bó tình dục với mẹ của mình và tỏ vẻ thù địch với cha, cậu ấy coi cha mình như một đối thủ.
Cậu bé nảy sinh ham muốn khoái lạc với mẹ của mình và muốn chiếm hữu độc quyền mẹ, loại bỏ cha khỏi cuộc sống của cậu.
Một cách vô lý, cậu bé nghĩ rằng, cha của mình nếu phát hiện điều này sẽ lấy đi điều cậu yêu quý nhất. Cho nên, để đối phó với sự lo lắng này, cậu ta đồng hoá thái độ, bắt đầu sao chép và tham gia các hành vi giải quyết vấn đề giống như cha của mình.
Đây được gọi là nhận dạng và là cách mà cậu bé từ 3 đến 5 tuổi xử lý chứng bệnh phức cảm Oedipus của mình.
Cũng từ đây mà lương tâm của cậu bé có những cảm nhận tổng quát về đúng sai. Tuy nhiên, một số trường hợp, chúng đè nén cảm xúc và có thể có những cảm giác tội lỗi trong vô thức.
Cảm giác tội lỗi này không thể hiện rõ ràng ra bên ngoài nhưng vẫn âm thầm tác động lên các hoạt động có ý thức của chúng.
Phức cảm ở bé gái – The Electra Complex
Phức cảm Oedipus thường xảy ra ở bé trai, điều đó không có nghĩa biểu hiện này không diễn ra ở bé gái. The Electra Complex chính là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một phiên bản nữ khác của Oedipus. Theo đó, bé gái trong độ tuổi từ 3 – 6 thường trở nên thân thiết và gắn bó với ba hơn. Bên cạnh đó bé cũng có tâm lý ghen tị, thù địch với mẹ khi ba mẹ có hành động thân mật, tình cảm.
Có thể hiểu sự khác biệt giới tính là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên tâm lý như thế này ở trẻ nhỏ. Đó là lý do tại sao phụ huynh nên quan tâm đến con mình nhiều hơn trong giai đoạn hình thành nhận thức, dần phát triển tâm lý. Để giải quyết vấn đề trên thì ba mẹ nên làm gì? Phức cảm Oedipus ở trẻ có thể tự được hóa giải nhưng cần đến sự hỗ trợ và sự quan tâm từ bậc phụ huynh.
Trẻ có khả năng tự hóa giải phức cảm Oedipus
Nói như vậy, trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi sẽ tồn tại song song hai cảm xúc một là sự ưu ái, yêu thích đối với bố mẹ khác giới và hai là sự thù địch, ghen ghét đối với bố mẹ cùng giới. Lấy ví dụ, bé gái sẽ dành tình cảm đặc biệt đối với bố và luôn xem mẹ như đối thủ cần chống lại để có thể sở hữu bố cho riêng mình. Giai đoạn phát triển tính dục này được cho là bình thường.
Bé vừa ganh ghét mẹ nhưng lại sợ mẹ dẫn đến sự mâu thuẫn trong tâm trí và gây ra phức cảm Oedipus. Sự kìm nén cảm xúc của bé lâu dần sẽ chuyển hướng, khiến bé có xu hướng bắt chước theo tính cách, hành vi của bố mẹ cùng giới. Quá trình này được gọi là sự đồng nhất hóa mang tính cạnh tranh vừa có tác dụng tăng cường vừa giúp củng cố cái siêu tôi và hình thành nhân cách riêng cho trẻ. Đây cũng là thời điểm mà phức cảm ở tuổi ấu thơ của trẻ được hóa giải.
Ảnh hưởng của Phức cảm Oedipus
Theo những thông tin vừa trình bày, phức cảm Oedipus không phải là sự bệnh hoạn mà là giai đoạn bất cứ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Chỉ có những trường hợp cá biệt trẻ không thể giải tỏa được chính phức cảm mới chuyển hóa thành bệnh lý nhưng dường như rất hiếm gặp. Có thể nói, Oedipus là bước quan trọng đặt nền tảng cho trẻ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.
Trong khi đó, những trường hợp vẫn không thể đồng hóa thành công thường có xu hướng tìm kiếm bạn đời hoặc người yêu dựa trên những đặc điểm về tính cách, hành vi, thói quen giống với bố mẹ khác giới của mình sau khi trưởng thành. Ở vai trò bố mẹ, cần có sự quan tâm đúng mực, chú ý đến những biểu hiện bất thường của con để giúp con nhanh chóng vượt qua phức cảm nhanh chóng.
Một số dấu hiệu nhận biết phức cảm Oedipus ở trẻ
Theo Freud, bố mẹ cần sớm phát hiện với những dấu hiệu Oedipus ở trẻ và đối mặt với nó để sớm giúp trẻ có thể vượt qua giai đoạn đồng nhất hóa. Sự né tránh trong lúc này không phải là ý kiến hay và có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu trong tâm lý của trẻ. Không khó để có thể nhận thấy trẻ có đang Oedipus hay không, cụ thể như sau:
- Con thường xuyên biểu lộ tình cảm thái quá với bố mẹ khác giới như bé gái cố hôn bố nhiều lần hoặc bé trai đòi mẹ bế, đòi mẹ ôm hôn nhiều hơn bình thường.
- Con tỏ vẻ khó chịu, cộc cằn đối với bố mẹ cùng giới và không muốn ở cạnh. Ví dụ như bé trai làm mặt khó chịu hay có những hành động phản bác khi ở bên cạnh bố.
- Hành động này càng bộc lộ rõ khi bố mẹ cùng giới có những hành động yêu thương dành cho bố mẹ khác giới. Lấy ví dụ như khi bố ôm mẹ hoặc thơm mẹ, bé trai sẽ cố dùng sức đẩy bố ra xa, không cho bố tiếp cận mẹ, giành mẹ cho riêng mình.
Đọc thêm:
- Lãnh cảm là gì?và những nguyên nhân gây lãnh cảm ở nữ giới?
- Sociopath là gì? và những dấu hiệu để nhận biết
Kết lận
Hy vọng qua bài viết trên trong “Góc chia sẻ” của Thanh Bình Psy, có thể giúp mọi người hiểu được phức cảm Oedipus hoàn toàn không phải bệnh lý nguy hiểm mà chỉ đơn thuần là giai đoạn trẻ phải trải qua trước khi bước đến giai đoạn hình thành nhân cách riêng của bản thân. Bố mẹ cần sớm chú ý đến những biểu hiện của trẻ để giúp trẻ dễ dàng vượt qua mà không bị ảnh hưởng về tâm lý khi trưởng thành.
Bạn có thể tham khảo các dịch vụ tham vấn tâm lý tại Thanh Bình Psy qua:
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
- Hotline/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
- Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/