Rối loạn nhân cách hoang tưởng là khi một cá nhân này sinh nghi ngờ vô lý đối với những người khác. Số lượng người mắc phải chứng bệnh này rất lớn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây.
Dấu hiệu căn bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
Rối loạn nhân cách hoang tưởng hay còn gọi là PDD ( Paranoid Personality Disorder). Đây là tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần thuộc nhóm A rối loạn nhân cách khiến người bị ảnh hưởng có hành vi kỳ quặc hay lập dị.
Người thuộc nhóm bệnh thường có thói quen nghi ngờ hay không tin tưởng người khác. PDD thường xuất hiện ở những người trưởng thành và ở nam giới hơn so với nữ giới.
Những người mắc chứng bệnh này có thể nổi giận liên tục, có cảm giác thù hận với người khác. Chỉ khi người bệnh cảm thấy đau khổ tột độ và giảm đi chức năng sống thì vấn đề rối loạn mới được xác định.
Một số các triệu chứng dễ nhận biết đó là:
- Nhạy cảm với những lời chê bai hay chỉ trích từ người khác.
- Không thể làm việc cùng với mọi người.
- Xa lánh cuộc sống.
- Tâm trí luôn trong trạng thái nghi ngờ với người xung quanh.
Nhân tố gây ra chứng rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách hoang tưởng hình thành do sự kết hợp của các ảnh hưởng di truyền cũng như môi trường.
- Gen: Đặc điểm tính cách nhất định có thể được truyền lại từ cha mẹ thông qua bộ mã di truyền.
- Môi trường sống: Môi trường sống từ khi các bạn sinh ra và lớn lên, những sự kiện xảy ra, mối quan hệ với các thành viên trong gia đình sẽ phần nào tác động tới nhân cách của mỗi người. Khi có những tác động sẽ bộc phát ra bên ngoài.
Căn bệnh đặc biệt dễ nhận thấy ở những người có tiền sử gia đình có người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn hoang tưởng khác. Ngoài ra, những người gặp chấn thương tinh thần hay thể chất trong thời thơ ấu cũng được xét vào danh sách căn nguyên gây bệnh.
Xem ngay: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến toàn quốc
Biến chứng của căn bệnh PDD
PDD là căn bệnh nguy hiểm có thể làm gián đoạn cuộc sống của người bệnh và những người thân xung quanh họ. Người bệnh thường đối mặt với các khó khăn trong các mối quan hệ, công việc. Khi đó, có thể dẫn tới bị cô lập hoặc lạm dụng rượu hay ma túy.
Trường hợp người bệnh gặp xung đột vợ chồng, đồng nghiệp,… thường xuyên xay ra. Thậm chí còn dẫn tới các hành vi tấn công gây thương tích. Người bệnh rất dễ bị trầm cảm do không đạt được các đòi hỏi vô lý. Đôi khi chọn cách tự sát vì thất vọng trong cuộc sống. Tình trạng rối loạn hoang tưởng nặng bắt buộc phải nhập viện để điều trị. Người bệnh thường xuyên cảm thấy bất an khiến cuộc sống ngột ngạt và khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ đánh giá tâm lý tại Thanh Bình PSY
Cách điều trị chứng rối loạn hoang tưởng
Căn cứ vào thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cần tâm sự và chia sẻ cụ thể các vấn đề mà bản thân mình gặp phải. Bản thân người bệnh và người thân chăm sóc cần kiên trì, nỗ lực trong suốt hành trình để chứng bệnh sớm được cải thiện.
Một số các biện pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh đó là:
Liệu pháp điều trị tâm lý
Đây là giải pháp được đánh giá cao trong điều trị chứng rối loạn hoang tưởng. Hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều áp dụng liệu pháp điều trị này. Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, giao tiếp với bệnh nhân để xác định vấn đề đang gặp phải. Từ đó, các chuyên gia sẽ định hướng phương pháp để cải thiện các triệu chứng này một cách nhanh chóng.
Sau quá trình điều trị tâm lý, bệnh nhân sẽ dần kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc của bản thân. Đồng thời, thuyên giảm cảm giác hoang tưởng, nghi ngờ. Người bệnh có thể học cách đối phó với các rối loạn. Đồng thời, biết cách giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh.
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng
Người mắc chứng hoang tưởng nặng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm. Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt hơn.
Người thân cần chú ý cho bệnh nhân uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc điều trị này cần phải duy trì trong thời gian lâu dài để phát huy tác dụng. Phần lớn hiệu quả của thuốc thường phải sau từ 2-6 tuần kiên trì điều trị mới nhận thấy được hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Vì thế, người bệnh nên kết hợp cùng với các liệu pháp tâm lý để đạt được hiệu quả cải thiện chứng hoang tưởng tối ưu hơn.
Thông tin thêm:
- Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý khi con đi nhà trẻ?
- Bạn có biết tuổi vị thành niên là trong khoảng nào không?
Rối loạn nhân cách hoang tưởng là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bệnh có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần, mối quan hệ của người bệnh. Do vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân nên nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế và tư vấn tâm lý để được thăm khám sớm. Thanh Bình Psy với đội ngũ chuyên gia tâm lý nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn đồng hành giúp các bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.