Nhà tâm lý học Carl Rogers và các công trình học thuyết nổi tiếng  

Trong giới tâm lý học không thể không nhắc tới nhà tâm lý học Carl Rogers người Mỹ. Ông chính là cha đẻ của liệu pháp thân chủ trọng tâm, con người đầy đủ chức năng hay tự hiện thực hóa bản thân. Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bậc vĩ nhân nổi tiếng thế giới này!

Đôi nét về cuộc đời của ông Carl Rogers

Nhà tâm lý học Carl Rogers sinh ngày 8/1/1902 tại Oak Park, tiểu bang Illinois (ngoại ô Chicago). Ông là người con thứ 4 trong số 6 người còn của gia đình theo đạo Kito giáo. Cha ông là kỹ sư xây dựng, mẹ làm nội trợ.

Ông đã bắt đầu đọc từ trước 5 tuổi và có thể bỏ qua lớp học mẫu giáo và lớp 1. Khi tới 12 tuổi, gia đình chuyển từ ngoại ô tới vùng nông thôn. Ông đã đăng ký học tại Đại học Wisconsin năm 1919 với chuyên ngành chính là nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi tham dự một hội nghị Cơ đốc giáo năm 1922 tại Trung Quốc, ông bắt đầu chuyển hướng nghề nghiệp của mình.

Đôi nét về cuộc đời của ông Carl Rogers
Đôi nét về cuộc đời của ông Carl Rogers

Năm 1924, Carl Rogers tốt nghiệp Đại học Wisconsin với bằng Cử nhân Lịch sử. Ông đã gia nhập Hội thần học Union trước khi chuyển sang Đại học Sư phạm thuộc Đại học Columbia năm 1926 và hoàn thành bậc học Thạc sĩ.

Sau đó, Carl Rogers đã coi tâm lý học là cách để tiếp tục thực hiện nghiên cứu các câu hỏi trong cuộc sống mà không cần đăng ký học thuyết cụ thể. Ông đã đăng ký chương trình tâm lý học lâm sàng tại Colombia và hoàn thành bằng Tiến sĩ năm 1931.

Năm 1987, Carl Rogers đã chính thức được đề cử giải Nobel Hòa bình. Sau đó, ông đã dành trọn thời gian cuối đời với liệu pháp con người trọng tâm cho tới khi qua đời năm 1987.

Thông tin thêm:

Xem thêm:  Hội chứng sợ đám đông và biện pháp khắc phục hiệu quả

Các học thuyết của Carl Rogers

Học thuyết của Carl Rogers chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế mà ông đúc rút được sau nhiều năm làm việc. Ông có điểm tương đồng với Freud trong quá trình xây dựng học thuyết của mình đó là dựa trên kinh nghiệm làm việc. Vì thế, học thuyết của ông vô cùng phong phú, trưởng thành, có chiều sâu, tính hợp lý cao.

Tất cả các nghiên cứu này của Carl Rogers đều có khả năng ứng dụng rộng rãi với nhiều nhu cầu khác nhau trong ngành Tâm lý. Các lý thuyết quan trọng bao gồm:

Tự hiện thực hóa

Carl Rogers cho rằng tất cả mọi con người trên thế giới đều có nhu cầu cố hữu để phát triển và đạt được những tiềm năng của họ. Ông tin rằng nhu cầu đạt được sẽ tự hiện thực hóa. Đây cũng chính là một trong các động cơ chính giúp thúc đẩy hành vi của họ.

Xem thêm:

Quan tâm tích cực

Carl Rogers đã chỉ rõ để liệu pháp tâm lý đạt được thành công nhất định bắt buộc nhà trị liệu phải quan tâm một cách tích cực và vô điều kiện tới với thân chủ. Điều này cũng có nghĩa là nhà trị liệu sẽ chấp nhận thân chủ như họ vốn có. Đồng thời, cho phép họ thể hiện được cảm xúc tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, trong quá trình tư vấn không đưa ra bất cứ phán xét hay trách móc điều gì.

Các học thuyết của ông Carl Rogers đều được sinh ra từ kinh nghiệm thực tế
Các học thuyết của ông Carl Rogers đều được sinh ra từ kinh nghiệm thực tế

Sự phát triển cái tôi các cá nhân

Học thuyết của Carl Rogers cho rằng việc hình thành khái niệm về bản thân lành mạnh là cả quá trình liên tục. Điều này dựa trên kinh nghiệm sống của mỗi người. Những người có ý thức ổn định về bản thân sẽ thường có xu hướng tự tin hơn. Họ cũng sẽ dễ đương đầu hiệu quả hơn tới các thử thách trong cuộc sống.

Khái niệm cái tôi bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu. Đồng thời, bị ảnh hưởng nhiều từ cách nuôi dạy của cha mẹ. Cha mẹ dành cho con cái tình yêu thương, sự quan tâm sẽ nuôi dưỡng được cái tôi lành mạnh.

Phi lý trí

Carl Rogers gợi ý mỗi người đều có xu hướng về “bản thân lý tưởng”. Vấn đề đó là hình ảnh của chúng ta về con người lý tưởng đó không phải lúc nào cũng phù hợp với nhận thức về con người của chúng ta trong hiện tại. Khi hình ảnh bản thân không phù hợp với bản thân lý tưởng, chúng ta đang ở trạng thái không phù hợp.

Xem thêm:  Anna Freud Là Ai? Anna Freud Có Thành Tựu Gì?

Người đầy đủ chức năng

Những người thường xuyên cố gắng, nỗ lực để hiện thực hóa xu hướng của họ được gọi là đầy đủ chức năng. Một người đầy đủ chức năng là người hoàn toàn đồng lòng với cuộc sống hiện tại. Họ thường hội tụ các đặc điểm sau:

  • Luôn có cách đánh giá mới mẻ với các kinh nghiệm.
  • Luôn có suy nghĩ thoáng với cảm giác tích cực và tiêu cực.
  • Có quyền tự do lựa chọn, sáng tạo và ngẫu hứng.
  • Có khả năng sống hòa đồng với tất cả mọi người.
  • Quan tâm vô điều kiện tới bản thân.

Xem thêm:

Các câu nói, trích dẫn hay của ​​Carl Rogers

Về con người

“Khi tôi nhìn vào thế giới, tôi bi quan, nhưng khi tôi nhìn mọi người, tôi lạc quan.”

Rogers tin rằng bản chất con người đều có một tâm hồn đẹp, luôn khát khao phát triển và trưởng thành. Trong khi rất nhiều nhà phân tâm học chỉ tập trung vào các khía cạnh tiêu cực ở con người, thì Carl Rogers lại nhìn vào những mặt tích cực và sẵn sàng giúp đỡ họ để phát huy tối đa khả năng của bản thân.

su lac quan cai bay vo tinh trong cong viec cua ban 1 1 1
Mỗi con người đều chứa đựng một tâm hồn đẹp, một nghị lực đầy khát khao

Về giáo dục

“Người duy nhất được giáo dục là người đã học cách học và thay đổi.”

“Bản chất của sáng tạo là sự mới lạ của nó, và do đó chúng tôi không có tiêu chuẩn để đánh giá nó.”

Ông tin rằng con người không bao giờ ngừng học hỏi và trau dồi bản thân, để trở nên tiến bộ và trưởng thành hơn. Điều tất yếu là chúng ta phải dám thay đổi, bước ra khỏi vùng an toàn và đối mặt với thách thức mới, để ngày càng mạnh mẽ và linh hoạt trong mọi tình huống.

Về tâm lý

“Đó là khách hàng biết những gì đau khổ, những gì hướng đi, những vấn đề là rất quan trọng, những gì kinh nghiệm đã được chôn sâu.”

Nhà tâm lý học Carl Rogers được tôn vinh vì đã tạo ra phương pháp tiếp cận không chỉ thị. Phương pháp này cho phép khách hàng tự kiểm soát quá trình điều trị của bản thân, đồng thời nhà trị liệu trở thành một người lắng nghe chân thành. Tuyệt đối không phán xét.

Xem thêm:  Chánh niệm là gì? Lợi ích của chánh niệm
tam ly hoc la gi 1 1
Trị liệu tâm lý con người cần biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm

Về cuộc sống

“Cuộc sống tốt đẹp là một quá trình, không phải là trạng thái hiện hữu.”

“Đó là một hướng không phải là một điểm đến.”

Carl Rogers cho rằng, mỗi người cần phấn đấu liên tục để hiện thực hóa mong muốn của mình, tuy nhiên, ông cũng công nhận rằng điều này không dễ gì đạt được. Việc hiện thực hóa chính là một quá trình không ngừng vươn tới, phấn đấu và phát triển. Cuộc sống tốt đẹp là một hành trình không chỉ dẫn đến đích, mà còn mang tới các trải nghiệm, học hỏi và sự trưởng thành đầy giá trị.

Đóng góp của Carl Rogers cho tâm lý học

Carl Rogers là nhà tâm lý có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và giáo dục thế giới. Với việc nhấn mạnh vào tiềm năng con người, ông còn được mệnh danh là một trong những nhà nghiên cứu tâm lý có ảnh hưởng nhất ở thế kỷ XX. Nhiều nhà trị liệu cho rằng ông chính là nguồn cảm hứng giúp họ có được những nghiên cứu mới mẻ, có giá trị.

Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, Carl Rogers đã để lại gia tài đồ sộ nổi bật với các tác phẩm như: Liệu pháp thân trọng tâm, Tiến trình thành nhân, A way of being,… Carl Rogers chính là hình mẫu về lòng trắc ẩn cũng như lý tưởng dân chủ.

Nhà tâm lý học Carl Rogers đã dành cả cuộc đời cho tâm lý học. Cho tới nay các nghiên cứu của ông vẫn còn vẹn nguyên những giá trị nhân văn. Hãy truy cập Thanh Bình PSY để có thêm những thông tin hữu ích về tâm lý học và các liệu pháp tâm lý hiệu quả nhé!

Các đóng góp của ông Carl Rogers cho ngành tâm lý
Các đóng góp của ông Carl Rogers cho ngành tâm lý

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • SDT/Zalo: 0372.951.520
  • Email: Thanbinhpsy@gmail.com
  • Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý