Giải mã tâm lý trẻ 3 tuổi thường gặp và cách dạy trẻ

Ở giai đoạn 3 tuổi việc đoán được tâm lý của trẻ vẫn còn nhiều khó khăn do vốn từ của trẻ vẫn chưa đủ để diễn tả điều mình mong muốn. Điều này cũng ra gây ra một vài bất đồng giữa bố mẹ và trẻ. Bài viết sau đây thanhbinhpsy.com sẽ giúp bạn giải mã tâm lý trẻ 3 tuổi thường gặp và cách dạy trẻ sao cho hiệu quả nhé!

Tâm lý trẻ 3 tuổi thường gặp

Các biểu hiện tâm lý dưới đây đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Cụ thể là:

Bắt đầu hình thành cái “tôi” 

3 tuổi là thời điểm mà trẻ đã bắt đầu có nhận thức về bản thân và cuộc sống xung quanh, biết mình là nam hay nữ, phân biệt được các đồ vật quen thuộc. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bé có khuynh hướng hành động phân biệt bản thân với người khác. Đồng thời trẻ sẽ rất thích nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân và đặc biệt là những lời khen ngợi, cỗ vũ.  

Lúc này, bé cũng bắt đầu tập làm mọi thứ một mình, muốn được đối xử như người lớn và không muốn bị ai cản trở hay can thiệp vào việc của mình. Có thể thấy, đây là lúc sự độc lập đang dần thúc đẩy cái “tôi”, cá tính của mỗi bé lên cao, thể hiện qua mong muốn trở thành người lớn thật nhanh.

tam ly tre 3 tuoi 1
Hình 1: 3 tuổi là thời điểm trẻ thích thể hiện cái tôi trong nhiều việc giống người lớn

Thích tự lập

Khi bé được 3 tuổi, những công việc đơn giản hằng ngày liên quan đến bản thân như dọn dẹp đồ chơi, tự chải tóc, tự mang giày dép, tự chọn quần áo để mặc… bé đã có thể tự mình làm được. Không những thế, mỗi khi thấy mẹ làm việc nhà, tâm lý của bé sẽ muốn giúp đỡ mẹ bằng cách quan sát và tự làm theo. Chẳng hạn như dọn mâm cơm, úp bát, nhặt rau, phơi và xếp quần áo, quét nhà… giúp mẹ hay tưới cây giúp bố. 

Xem thêm:  10 tố chất lãnh đạo mà người đứng đầu cần có

Thế nhưng do ở độ tuổi khả năng tập trung của bé vẫn chưa hoàn thiện nên sẽ rất nhanh chán và nhanh bỏ cuộc. Ngoài ra, do đều là những công việc mới lần đầu làm quen nên bé vẫn chưa có nhiều kỹ năng và sự khéo léo, do đó không thể làm tốt mọi việc được. 

Tuy nhiên đây vẫn được xem là những biểu hiện tích cực ở lứa tuổi này, trẻ đang có mong muốn được tự lập, làm việc như một người lớn. Vì thế, bố mẹ đừng quá lo sợ con còn bé mà ngăn cản không cho bé tự tay làm việc gì. 

Mà tốt nhất nên ra sức giúp đỡ mỗi khi trẻ muốn giúp, đồng thời bạn nên làm mẫu, đưa ra lời khuyên nhằm giúp trẻ có cảm hứng hơn. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống cần thiết một cách tự nhiên và hoàn thiện nhất. 

Biết cách thể hiện cảm xúc

Ở giai đoạn lên 3, đa số trẻ đều cảm thấy rất tự tin về bản thân, không còn cảm giác rụt rè, nhút nhát hay sợ người lớn nữa. Dù gặp người lạ, bé vẫn sẽ có xu hướng cởi mở hơn trước. 

Thế nhưng việc này vẫn còn phụ thuộc vào tính cách khác nhau của mỗi bé, có những bé cảm thấy thoải mái với người lạ, nhưng vẫn có những bé hơi e dè và có thể chạy đến chỗ bố mẹ để có cảm giác an toàn hơn. Ngoài ra, mỗi khi bị người khác chê hay mắng, cảm xúc của bé đã thể hiện ra ngoài rất rõ rệt, biết xấu hổ hay vui mừng. 

Xem thêm:  Giải mã tâm lý đàn ông sau chia tay

Hơn nữa, thông qua nhận xét của người lớn, các bé cũng đã có khả năng đưa ra nhận xét về bản thân mình. Bên cạnh đó các bé cũng biết bày tỏ tình cảm của mình với những người mà bé yêu mến. 

Xem thêm: 

Khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn

Khi đã 3 tuổi, các bé sẽ quan sát thế giới xung quanh rất nhiều từ đó bé sẽ bắt đầu có ý thức và nhạy cảm với những thứ diễn ra. Lúc này, bé sẽ sẵn sàng có những hành động tương tác với mọi người nhiều hơn, biết khi nào tới lượt mình và chia sẻ đồ chơi với bạn bè. 

Sự tò mò cũng là yếu tố dễ thấy nhất của các bé, bé luôn có khao khát tìm hiểu, khám phá bản chất của sự vật và tự nhiên. Bắt đầu biết tập luyện các kỹ năng đơn giản, dùng các vật thể làm thành đồ chơi dựa theo trí tưởng tượng của riêng mình.

Ngoài ra, các vật dụng trong nhà cũng sẽ khiến bé chú ý hơn, hoặc bé thường chăm chú nhìn ra cửa sổ, hay bắt chước theo những cử chỉ, hành động mà người lớn thường làm. 

tam ly tre 3 tuoi 2
Hình 2: Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tò mò về mọi thứ quanh mình

Cách dạy trẻ 3 tuổi tốt nhất

Cùng con chia sẻ cảm xúc

Bố mẹ lúc này nên chủ động đặt ra những câu hỏi quan tâm đến cảm xúc của trẻ như: “Con có ổn không?”, “Con có buồn vì đồ chơi bị hỏng không?”. Cũng như thường xuyên chia sẻ những việc những việc đơn giản xảy ra trong đời sống thường ngày của cả bố mẹ và bé. Khi đó bé sẽ cởi mở bày tỏ cảm nhận của bản thân do cảm thấy được chào đón và khuyến khích hơn, như vậy thì bố mẹ mới dễ dàng hiểu rõ về con nhỏ hơn. 

Xem thêm:  [Giải đáp] Lạm dụng chất kích thích có hại gì?
tam ly tre 3 tuoi 3
Hình 3: Có rất nhiều cách để bố mẹ chia sẻ cảm xúc với con chẳng hạn như tô màu

Tôn trọng bé

Bạn nên thể hiện sự tôn trọng với ý kiến của bé ngay từ lúc nhỏ, bằng cách hỏi còn hoặc đưa ra lựa chọn để bé có cảm giác tự tin hơn với quyết định của mình. Còn nếu mọi người làm bé sợ, bé sẽ dần mất đi sự tin tưởng vào bản thân mình  và không dám thể hiện ý kiến cá nhân trước nhiều người nữa. 

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Bạn nên dạy trẻ cách sử dụng đồ chơi sao cho an toàn để bé biết cách tự bảo vệ bản thân mình khỏi những tai nạn không đáng có. 

Ví dụ như dọn hết toàn bộ đồ chơi sau khi chơi xong để tránh dẫm phải, hay phải tránh xa những khu vực nguy hiểm như phích điện, ấm nước nóng… Đây sẽ là những bài học đầu đời giúp hình thành nên những phản xạ tự nhiên tránh xa những nguy hiểm xung quanh bé.

Xem thêm: 

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn, đặc biệt là những bậc phụ huynh các cách giải mã tâm lý trẻ 3 tuổi thường gặp, cũng như các cách xử lý sao cho đúng đắn nhé!