Hiện tại, tăng động giảm chú ý – ADHD đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ. Nó khiến các em trở nên hiếu động thái quá, giảm khả năng tập trung. Chính vì vậy, những phương pháp điều trị luôn được mọi người quan tâm, chú ý.
Trong bài viết này, hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết đấy.
Thông tin tổng quan bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Khái niệm bệnh
Căn bệnh này là một rối loạn đặc trưng bởi sự vội vàng, hiếu động thái quá và giảm chú ý. Nó thường được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể kéo dài đến khi trưởng thành, là thiếu niên. Hiện tại, đây là một trong những rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em và đặc biệt được coi trọng.
Phân loại bệnh
- Hiếu động, bốc đồng: Đây là tình trạng người bệnh thường xuyên rơi vào tình cảnh hiếu động hoặc bốc đồng quá mức.
- Không chú ý: Những người này có triệu chứng nổi bật nhất là giảm chú ý so với bình thường.
- Kết hợp hiếu động, bốc đồng và giảm chú ý: Là những người bị bắt gặp có dấu hiệu bệnh của cả hai nhóm trên.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Hiện tại, y khoa vẫn chưa có thông tin chính thức khẳng định nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng rối loạn này có liên quan mật thiết với các hóa chất trong não. Khi chúng mất cân bằng, chúng khiến hành vi của người bệnh bị thay đổi, trở nên bất thường theo chiều hướng của bệnh.
Những bài viết liên quan:
Những triệu chứng nhận biết bệnh ADHD
Đối với căn bệnh này, các triệu chứng sẽ được phân chia thành 3 nhóm cụ thể như sau:
Không tập trung
- Dễ dàng bị phân tâm.
- Không làm theo hướng dẫn.
- Không hoàn tất việc học, việc nhà, dễ mất tập trung.
- Gặp nhiều rắc rối đối với công việc tập thể.
- Tránh né những công việc, nhiệm vụ đòi hỏi phải tập trung tinh thần trong thời gian dài.
- Lơ đãng, thường xuyên mơ màng.
- Liên tục quên vở bài tập, đánh mất các dụng cụ học tập của mình.
- Kết quả học tập không ổn định xuất phát từ nguyên nhân do sự tập trung kém.
Hiếu động thái quá, tăng động
- Luôn đi lại, di chuyển quá nhiều.
- Nói chuyện quá nhiều.
- Thiếu kiên nhẫn trong việc phải chờ đợi.
- Không ngồi yên khi được yêu cầu.
- Chạy xung quanh, leo trèo trong những trường hợp không đúng đắn.
- Bật ra câu trả lời khi người ta chưa hỏi xong.
- Can thiệp quá nhiều vào công việc, việc làm của người khác.
Bốc đồng
- Hành xử, thực hiện những hành động nguy hiểm mà không cần quan tâm đến hậu quả.
- Hay quậy phá, dễ nổi giận và không thể tự kiềm chế cảm xúc của mình.
- Trẻ có thể bùng phát những con thịnh nộ bất thường ở những thời điểm khó đoán trước.
Một số triệu chứng bệnh tăng động giảm chú ý khác
Ngoài ra, mọi người còn có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
- Không giao tiếp với bạn bè: Nguyên nhân là do trẻ không có được sự tự tin trong cách nói chuyện, làm việc cùng nhau.
- Gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình trong mọi chuyện.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?
Giữa tình trạng bệnh ADHD tăng lên nhanh chóng, căn bệnh này ngày càng được quan tâm chú ý hơn. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ khiến khả năng mắc bệnh tăng lên nhiều:
- Di truyền.
- Môi trường.
- Trẻ được sinh ra khi mẹ sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong thai kỳ.
- Chấn thương não.
- Sinh non hoặc quá nhẹ cân so với thông thường.
Tìm hiểu về phương pháp điều trị mới dành cho trẻ em mắc tăng động giảm chú ý
Hiện tại, liệu pháp hành vi đã được áp dụng trong điều trị căn bệnh này ở trẻ. Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu về liệu pháp đặc biệt có ý nghĩa này nhé.
Giới thiệu phương pháp
Liệu pháp hành vi hiện tại có thể giúp cải thiện hành vi của trẻ. Đồng thời, giúp các bé tự kiểm soát bản thân ở một mức độ nào đó trong từng trường hợp. Chính vì vậy, liệu pháp này đang được rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng.
Các chuyên gia trong ngành tâm lý, tâm thần đều khuyên phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh ADHD nên chú ý đến liệu pháp này. Khi trẻ chưa đến 6 tuổi, hãy áp dụng liệu pháp hành vi trước khi tiến hành dùng thuốc kê toa theo chỉ định.
Nếu trẻ được huấn luyện hành vi một cách đầy đủ, hiệu quả sẽ rất tốt. Song song với quá trình này, phụ huynh sẽ được học những kỹ năng, chiến lược để hỗ trợ con thật tốt trong việc học tập cũng như xây dựng những mối quan hệ.
Dù tiêu tốn nhiều thời gian để học tập và thích nghi, đây thực sự là phương pháp điều trị đáng học hỏi. Cha mẹ nên chú ý để mang tới cho con những giải pháp điều trị bệnh tốt nhất.
Những cách thức thực hiện liệu pháp hành vi để điều trị tăng động giảm chú ý
Khen thưởng những hành vi tích cực
Từ lâu, các nhà khoa học đã khẳng định rằng những lời khen luôn mang lại tác động tốt hơn so với sự chê bai hay phê bình. Chính vì vậy, việc tặng 1 lời khen, 1 cái ôm hay những món quà nhỏ khi trẻ làm việc đúng yêu cầu sẽ mang lại tác dụng tốt.
Phạt không sử dụng bạo lực
Khi trẻ có những hành động sai lầm, phạt là việc cần thiết để trẻ ghi nhớ hậu quả của việc mình gây ra. Tuy nhiên, liệu pháp này không sử dụng bạo lực mà áp dụng các biện pháp như phạt đứng góc, phạt ngồi im ở góc phòng…
Rút lại phần thưởng
Phần thưởng được sử dụng để khen thưởng khi trẻ ngoan, có những hành động đúng mực. Khi trẻ làm sai, hoặc làm không đúng, hãy rút lại những phần thưởng bạn hứa dành cho việc đó để trẻ hiểu phải cố gắng để có được những gì mình muốn.
Kết hợp thưởng và phạt
Đây chính là điều cha mẹ cần ghi nhớ khi dạy con hàng ngày. Thưởng và phạt là hai việc phải thực hiện song song để trẻ biết cố gắng và cũng biết nhìn nhận những hậu quả.
Một cách đơn giản để làm việc đó chính là khi trẻ làm đúng, bạn thưởng 1 ngôi sao. Khi trẻ làm sai, hãy rút lại ngôi sao đó. Cuối tuần, tổng kết sao để thưởng hoặc phạt cho trẻ theo mức đã đề ra.
Một số phương thức hỗ trợ điều trị cho trẻ cha mẹ nên biết
Ngoài việc áp dụng liệu pháp trên hay điều trị bằng thuốc, cha mẹ cũng cần chú ý những điều sau đây. Từ đó, có được những khoảng thời gian chăm sóc, đồng hành cùng con thật tốt:
- Hãy giữ cho trẻ một lịch trình sinh hoạt cố định hàng ngày.
- Cắt giảm những thứ có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ như âm nhạc quá sôi nổi, trò chơi, tivi…
- Sắp xếp nhà cửa thật gọn gàng để trẻ luôn nhớ thứ mình cần nằm ở đâu.
- Khen thưởng cho những hành vi tích cực của trẻ.
- Nên kiên trì, tuyệt đối không vội vàng.
- Hãy hỗ trợ con hoàn thành công việc của mình.
- Giữ liên lạc thường xuyên với nhà trường, giáo viên để cùng nhau hỗ trợ con.
Lời khuyên dành cho bạn
Như vậy, bạn đã có được những thông tin cơ bản về bệnh tăng động giảm chú ý. Đồng thời, hiểu được đặc điểm của liệu pháp hành vi trong điều trị bệnh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đến gặp chuyên gia tham vấn tâm lý, đánh giá tâm lý của Thanh Bình PSY để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Thông tin liên lạc:
- Thanhbinhpsy@gmail.com
- Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
- Địa chỉ: Khu dân cư An Sương