Tư duy là một kỹ năng chỉ có ở con người, có thể nói nó chính là điểm tiến hóa khác biệt giúp phân biệt với các loài động vật khác. Thông qua tư duy, con người có thể đánh giá, nhìn nhận và tìm ra hướng giải quyết vấn đề tốt hơn. Trong bài viết sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu tư duy là gì, đặc điểm và các loại hình của tư duy nhé!
Tư duy là gì?
Tư duy là một thuật ngữ quen thuộc, dùng để chỉ cách phân tích, lập luận, so sánh, giải quyết vấn đề về sự vật xung quanh. Đồng thời phản ánh cách con người ứng xử với thế giới bên ngoài. Tư duy thuộc cấp độ nhận thức ở trình độ cao, bạn có thể luyện tập để trau dồi khả năng sáng tạo, phán đoán và nhận thức một cách khái quát.
Có tư duy, bạn sẽ dễ dàng khái quát hóa sự vật, sự việc, hiện tượng, từ đó suy nghĩ, xem xét, giải quyết từng vấn đề một. Tư duy có thể là bẩm sinh, có thể là quá trình rèn luyện không ngừng theo thời gian, nó phụ thuộc vào kiến thức và cách bạn quan sát trong cuộc sống.
Đặc điểm của tư duy là gì?
Có tính vấn đề
Vấn đề tức là tên gọi chung cho những tình huống, hoàn cảnh cụ thể đang cần được con người ứng phó hoặc giải quyết bằng các kiến thức và phương pháp mang tính hiệu quả cao.
Có tính gián tiếp
Thông thương tư duy sẽ nhận thức thế giới quan một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ, kết quả của khái niệm, quy tắc, quy luật, công thức… và cả kinh nghiệm trước đây đã trải qua. Có như thế mới đảm bảo hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng và tìm ra hướng giải quyết tối ưu.
Mặt khác, tính gián tiếp của tư duy còn được ứng dụng trong lĩnh vực đòi hỏi phán đoán, chẳng hạn như dự báo thời tiết, dự báo biến đổi khí hậu, dự báo kinh tế,…
Có tính trừu tượng, khái quát
Tính trừu tượng trong tư duy giúp con người linh hoạt biến đổi, sáng tạo, cũng như loại bỏ những thứ không cần thiết. Trong khi đó khái quát là quá trình con người đúc kết, tổng hợp thuộc tính, đặc điểm của đối tượng thành một nhóm chung.
Như vậy trừu tượng và khái quát là hai yếu tố song hành nhau, có trừu tượng, con người mới khái quát vấn đề một cách khách quan và đúng đắn.
Có mối liên hệ với ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ giúp con người diễn đạt về các sự vật, hiện tượng sau khi tư duy. Không có ngôn ngữ, việc tư duy trở nên vô nghĩa bởi sẽ không có cách nào truyền đạt được ý nghĩa, nhận thức của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.
Tầm quan trọng của tư duy
Trong cuộc sống con người, tư duy là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng và cần được trau dồi thường xuyên. Bởi lẽ dù bạn làm việc, học tập hay đơn giản là vui chơi giải trí, lúc nào cũng cần tư duy để đơn giản hóa công sức và tiết kiệm tối đa thời gian.
Hơn nữa tư duy chính là cách vận dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tìm ra phương án tốt nhất cho một vấn đề cụ thể. Nhờ đó mang lại kết quả tốt đẹp và đầy giá trị, giúp bản thân gặt hái được những thành tích, thành công đáng nể trong hiện tại và tương lai.
Xem thêm:
Các loại hình tư duy phổ biến
Tư duy có nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn là tư duy trừu tượng, logic, tư duy theo kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, lý luận, triết học,… Trong đó tồn tại các tư duy phổ biến sau:
Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo ngày nay được đánh giá là cốt lõi của quá trình phát triển xã hội. Chính vì thế mà trong giáo dục, người ta luôn chú trọng nhiều đến kỹ năng tư duy sáng tạo để học sinh, sinh viên làm quen dần và bắt đầu hình thành thói quen tư duy nhạy bén. Qua đó thúc đẩy sự thành công hơn trong cuộc sống.
Người có tư duy sáng tạo sẽ có khả năng quan sát, hiểu rõ vấn đề, từ đó tìm ra phương án, ý tưởng giải quyết tốt nhất. Đồng thời trở thành người nổi bật có khả năng cạnh tranh cao trong xã hội. Ngược lại nếu thiếu đi tư duy sáng tạo, bạn rất khó để tạo nên sự đột phá hay thành công trong cuộc sống, nghề nghiệp.
Kết luận, có tư duy sáng tạo, con người dễ dàng khẳng định bản thân và địa vị của mình trong xã hội cạnh tranh khốc nghiệt hiện nay.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện còn được gọi là tư duy phê phán. Phản biện tức là nhìn nhận và tự phê phán hành động, ý nghĩ của bản thân. Tư duy phản biện rất khó để luyện tập bởi vì đa số mọi người đều có xu hướng chỉ trích người khác và bảo vệ chính mình rất cao. Song nếu thực hiện được tư duy này, bạn có thể đánh giá vấn đề ở nhiều chiều, từ đó nâng cao năng lực của bản thân.
Tư duy phản biện được chia thành 2 loại là tự phản biện và phản biện ngoại cảnh. Trong đó, tự phản biện được hiểu đơn giản là nhìn nhận bản thân và tự phê phán mình. Còn phản biện ngoại cảnh là quan sát vấn đề theo nhiều góc nhìn để đưa ra ý kiến khách quan, không dễ dãi, hời hợt.
Thông thường, người có tư duy phản biện không nhiều vì nó đi ngược lại với những ý kiến đại đa số. Song, nếu rèn luyện được tính cách này, bạn có thể hạn chế tối đa rủi ro không đáng có khi xử lý vấn đề. Phản biện được xem là chất xúc tác kích thích tư duy sáng tạo hình thành và phát triển.
Tóm lại, tư duy phản biện là cách chúng ta suy luận dựa trên những thông tin đã biết, qua đó giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Dĩ nhiên phản biện hoàn toàn khác với việc chỉ trích bản thân hoặc người khác, nó được xem là kỹ năng tích cực giúp mọi người thu nạp kiến thức, phân tích, lập luận, và xử lý vấn đề tốt hơn.
Tư duy logic
Tư duy logic là kỹ năng quan trọng trong công việc, học tập. Nếu sở hữu khả năng tư duy logic tốt, bạn không chỉ nắm bắt kiến thức nhanh chóng, mà còn thuận lợi trong việc đưa ra hướng khắc phục vấn đề, mở đường cho sự thành công trong tương lai.
Tư duy logic có thể được rèn luyện, nhằm giúp bản thân có trí nhớ nhạy bén, có tinh thần ham học hỏi và chủ động cải tạo, thay đổi lại thế giới.
Các phẩm chất của tư duy là gì?
- Tính sâu sắc và khái quát: Tư duy được nhận diện thông qua kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của các vấn đề.
- Khả năng linh hoạt và mềm dẻo: Tư duy giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, linh hoạt, không dập khuôn, cứng nhắc.
- Tính logic, chặt chẽ: Tư duy là hiện thân của suy nghĩ có logic, có cơ sở, chứ không phải là giải pháp nhất thời, mang tính gián đoạn. Nó là sự liên kết chặt chẽ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.
- Tính phê phán: Tư duy cần có sự phê phán, tiếp nhận vấn đề để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Tư duy không dễ dàng chấp nhận sự việc theo cảm tính.
- Tính độc lập: Tư duy chú trọng đến khả năng độc lập, tự nhận diện và khắc phục vấn đề một cách sáng tạo.
Xem thêm:
Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin giúp bạn nắm rõ khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của tư duy là gì. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn có thể rèn luyện tư duy của bản thân để gặt hái được nhiều thành tựu tuyệt vời trong cuộc sống, sự nghiệp nhé.