Văn hóa là gì? Những điều chưa biết về văn hóa

Văn hóa – cụm từ có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ về văn hóa là gì chắc chắn nhiều người sẽ không biết. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay Thanh Bình PSY xin chia sẻ một vài điều thú vị về văn hóa để giúp bạn có thể hiểu hơn, cùng khám phá nào!

Khái niệm về văn hóa

Tổng quan chung, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người. Do vậy, khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo…của một dân tộc.

Văn hóa là gì
Văn hóa là giá trị tinh thần, vật chất và con người

Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc. Có thể hiểu, văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình. Văn hóa hóa gồm những giá trị đã được hình thành và duy trì trong khoảng thời gian rất dài, có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các định nghĩa riêng cho văn hóa

Văn hóa là một khái niệm hết sức bao quát, do đó cũng có nhiều những đánh giá về văn hóa là gì? Dưới đây là một vài đánh giá tiêu biểu được truyền đạt bạn có thể tham khảo:

Xem thêm:  Tâm lý học màu sắc và những ảnh hưởng tới tâm lý con người

Theo UNESCO

“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Theo Hồ Chí Minh

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Theo Đại từ điển tiếng Việt

 Ở cuốn Đại từ Điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998 thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

Văn hóa là gì
Con người cũng chính là một loại văn hóa

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách hiểu khác nhau khi được nhắc đến câu hỏi: Văn hoá là gì? Nhưng với chúng tôi, gói gọn lại tất cả các cách hiểu từ mọi góc độ thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.

Văn hóa có những loại hình nào?

Sau khi tìm hiểu về văn hóa là gì, điều tiếp theo cần nắm được chính là các loại hình của văn hóa. Cụ thể, văn hóa được chia thành những loại hình sau:

Xem thêm:  Có những dấu hiệu mất trinh thường gặp nào?

Văn hóa phi vật thể

Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Văn hóa là gì
Văn hóa được xây dựng trên tinh thần, vật chất và phi vật thể

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,… tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. Văn hóa vật chất

Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,… nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị…đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau.

Khi nghiên cứu nền văn hóa, người ta thường chia thành ba phạm vi khác nhau:

  • Phạm vi tinh thần;
  • Phạm vi kỹ thuật;
  • Phạm vi của các tác phẩm.
Xem thêm:  Hơn 10 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy chuyên nghiệp

Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế

Giá trị và tiêu chuẩn là những gì nên làm, trên thực tế ở những mẩu xã hội, hành vi của các thành viên không hoàn toàn nhất quán với những giá trị, tiêu chuẩn ấy. Những mẫu xã hội nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn được gọi là văn hóa lý tưởng còn những mẩu xã hội trên thực tế gọi là văn hóa thực tế.

Sự khác biệt giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế tồn tại ở mọi nền văn hóa. Đại đa số người Việt Nam ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn sẵn sàng vứt rác ra đường phố.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Tổng kết kết lại, văn hóa là gì? – Là tất cả những gì con người kiến tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống. Văn hóa được tích lũy và lưu truyền từ đời này sang đời khác và chính bản thân chúng ta cũng là một phần của văn hóa. Hãy luôn phát huy tất cả giá trị của bản thân để . Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại lời bình cuối bài, Thanh Bình PSY xin giải đáp nhanh nhất.

THANH BÌNH PSY

  • Địa chỉ: KCN An Sương, Quận 12, Tp.HCM
  • Hotline: 0372.951.520
  • Email: thanhbinhpsy@gmail.com
  • Website: https://thanhbinhpsy.com