Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao? Hướng giải quyết thế nào?

Có nhiều ý kiến cho rằng cãi nhau chính là gia vị của cuộc sống. Nếu mối quan hệ thiếu đi sự tranh cãi tình cảm sẽ dần nhạt nhẽo và xa cách. Thế nhưng nếu mật độ này xảy ra quá thường xuyên lại khiến sứt mẻ tình cảm. Vậy vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao? Hãy cùng Thanh Bình PSY đi tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề này để hạn chế được những tranh cãi không đáng có. 

Nguyên nhân vợ chồng hay cãi nhau

Nhiều cặp đôi khi yêu nhau rất lãng mạn, ngọt ngào nhưng khi về sống chung lại thường xuyên xảy ra cãi vã, tranh luận. Đây cũng là tình trạng chung ở các gia đình nhỏ khiến cuộc sống trở nên ngột ngạt và bí bách. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đó chính là:

  • Bất đồng quan điểm: Mỗi người đều có xu hướng đề cao cái tôi của mình. Họ không chịu nhún nhường cho răng bản thân mình luôn đúng trong các vấn đề nuôi dạy con cái, tiền bạc, mối quan hệ nội, ngoại,… Họ không chịu lắng nghe đối phương dẫn tới cãi nhau.  
  • Tiền bạc không hợp nhất khiến cả hai đau đầu trong chuyện chi tiêu. Bên cạnh đó nhiều cặp vợ chồng không quản lý cũng như sử dụng chung tài sản trong tháng nên không thể dung hòa. 
  • Không có chung sở thích ăn uống cũng là một trong các yếu tố khiến vợ chồng bất hòa. Mỗi người có thói quen ăn uống khác nhau nên thường xuyên cáu gắt, đòi hỏi đối phương phải ăn theo mình. 
Xem thêm:  Bố mẹ cãi nhau phải làm sao? Cách giải quyết vẹn tròn đôi bên
Tiền bạc là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều cặp vợ chồng bất hòa
Tiền bạc là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều cặp vợ chồng bất hòa

XEM NGAY: Cách hóa giải khi vợ chồng khắc khẩu nhau

Sai lầm cần tránh khi vợ chồng cãi nhau

Mặc dù chuyện cãi vã trong hôn nhân là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu biết cách kiểm soát lý trí việc cãi nhau không hoàn toàn xấu. Trong tranh luận hãy ghi nhớ những giới hạn cần tránh để đảm bảo mối quan hệ không bị sứt mẻ. 

  • Không cãi nhau trước mặt người khác tránh “thêm dầu vào lửa”. Đôi bên đều muốn giữ sĩ diện cho bản thân nếu cãi nhau trước mặt người ngoài sẽ khiến tình trạng căng thẳng hơn vì không ai muốn mất mặt. 
  • Không cãi nhau trước mặt con sẽ làm tổn thương con trẻ. Nếu các con chứng kiến thường xuyên, lâu ngày sẽ gây ám ảnh, đè nặng lên tâm trí khiến con thiếu cảm giác an toàn và sợ hãi, thậm chí là trầm cảm. 
  • Không nhắc lại chuyện đã qua khi cãi nhau. Có thể đó chỉ là một sai lầm nhỏ nhặt nhưng nếu nhắc lại kết quả sẽ càng nặng nề hơn. Chuyện gì đã qua nên để qua đi hãy để nó trở thành dĩ vãng để có thể xây dựng cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. 
Đừng nên nhắc đi nhắc lại chuyện cũ sẽ khiến cả 2 càng mâu thuẫn nhiều hơn
Đừng nên nhắc đi nhắc lại chuyện cũ sẽ khiến cả 2 càng mâu thuẫn nhiều hơn

NÊN XEM: Cách giúp bạn giảm căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng

Vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao?

Vợ chồng chung sống với nhau sẽ không tránh khỏi những thời điểm xô xát. Tuy nhiên, những lúc như vậy cả hai hãy nhớ các nguyên tắc hạnh phúc để sau mỗi tranh luận vẫn giữ được tình cảm gia đình. 

Xem thêm:  [Giải đáp thắc mắc] có mấy cách tránh thai an toàn và hiệu quả?

Hãy hít thở sâu và mỉm cười

Không chỉ những chuyện lớn mà ngay cả những việc to tát cũng khiến cho cả đôi bên khó tránh khỏi bất đồng. Thế nhưng, nếu chỉ vì những chuyện nhỏ như vậy mà cãi nhau thật không đáng chút nào. Vì thế, nếu như một ngày cả hai va chạm thay vì hơn thua các bạn nên dừng lại, bình tĩnh hít một hơi thật sâu để mỉm cười chắc chắn sẽ cải thiện tình hình. 

Bình tĩnh thảo luận

Không một ai hoàn hảo trong cuộc sống, sẽ có những thời điểm cả hai mắc phải những sai lầm. Khi đối mặt với tình huống này cần ngồi lại bình tĩnh để đưa ra các thảo luận và chờ đợi. Khi cả hai đã thực sự nguôi ngoai mới thẳng thắn trao đổi với nửa kia để tìm cách giải quyết vấn đề. 

Bạn có thể tìm 1 người bạn cầu nối để tâm sự giải tỏa căng thẳng nhé
Bạn có thể tìm 1 người bạn cầu nối để tâm sự giải tỏa căng thẳng nhé

Tìm người làm cầu nối

Khi cãi nhau cả hai vợ chồng đều có cái tôi của mình mà không ai chịu “xuống nước”. Nếu không chịu nhún nhường chắc chắn chiến tranh lạnh sẽ càng kéo dài khiến cuộc sống gia đình thêm nặng nề. 

Lúc này, các bạn có thể nhờ tới một người thứ 3 đáng tin tưởng, hiểu chuyện để cùng tìm cách cải thiện vấn đề. Người ở giữa sẽ đóng vai trò là người hòa giải giải quyết tối ưu vấn đề mà hai vợ chồng đang gặp phải. Từ đó, giúp cả hai nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn. 

Xem thêm:  Frederic Bartlett - Người Đi Đầu Trong Lĩnh Vực Tâm Lý Học Nhận Thức

THÔNG TIN THÊM:

Không đe dọa bằng ly hôn

Trong thời điểm kích động, chúng ta sẽ khó tránh khỏi việc nói ra các lời khó nghe. Từ đó, dẫn tới việc có những lựa chọn sai lầm khiến bản thân phải hối hận cả đời. Ly hôn là chuyện nhạy cảm, nguy hiểm nếu như nói ra hay quyết định trong thời điểm nóng giận. Đây sẽ là yếu tố phá vỡ sợi dây liên kết tình cảm giữa vợ và chồng. 

Nếu nói ra thường xuyên trong mối quan hệ một thời điểm nào đó đối phương sẽ có cảm giác mệt mỏi, ngột ngạt với cuộc hôn nhân này. Khi đó, họ sẽ nghĩ tới lời đề nghị này. Khi đó, hối hận cũng đã quá muộn màng. 

Trên đây là những lý giải cho băn khoăn vợ chồng hay cãi nhau phải làm sao? Mâu thuẫn là điều tất yếu trong mọi gia đình. Tuy nhiên, cách xử lý khi mâu thuẫn mới là điều giúp các gia đình có duy trì được hạnh phúc hay không. Hãy cố gắng điều chỉnh, tránh tình trạng xung đột nếu như không muốn mối quan hệ rơi vào bế tắc. Hãy theo dõi Thanh Bình PSY để nhận được những lời khuyên trong việc xây dựng các mối quan hệ tình cảm một các tốt đẹp nhất nhé!