Nắm bắt được hành vi người tiêu dùng đóng vai trò rất cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý mua hàng của khách hàng. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng nên quan tâm? Hãy cùng thanhbinhpsy.com khám phá trong bài viết sau đây nhé.
Về cơ bản, hành vi người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính là văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý.
Yếu tố văn hóa
- Nền văn hóa: Đây là yếu tố quan trọng công ty nên ưu tiên tìm hiểu trước khi muốn thâm nhập vào một thị trường cụ thể. Vì mỗi một thị trường sẽ có những đặc điểm khác nhau, dựa trên đặc tính này mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược marketing phù hợp và tối ưu nhất.
- Văn hóa cộng đồng: Ở mỗi quốc gia sẽ chia thành nhiều vùng miền, khu vực, từ đó hình thành nên nhiều nhóm văn hóa cộng đồng cùng tồn tại và phát triển. Mỗi nhóm cộng động cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt, do đó doanh nghiệp cần chú ý để đưa ra chiến dịch marketing tương thích, tránh làm ảnh hưởng tới giá trị văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng đó.
Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội được chia thành 3 yếu tố con có tính ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng, là:
Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo là những người ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dĩ nhiên người tiêu dùng sẽ nằm trong nhóm tham khảo này, đó có thể là bạn bè, hàng xóm, hay đồng nghiệp, người quen biết…
Gia đình
Tâm lý của người mua hàng thường sẽ dựa trên đánh giá của các thành viên trong gia đình. Mỗi người thường sẽ có hai gia đình, một là bố mẹ và hai là gia đình riêng gồm chồng, vợ và con cái. Dĩ nhiên đánh giá từ bố mẹ vẫn rất có sức ảnh hưởng dù người tiêu dùng có còn sống chung với bố mẹ hay không.
Vai trò và địa vị trong xã hội
Mỗi người sẽ có một địa vị nhất định trong xã hội. Địa vị có thể thay đổi theo tầng lớp xã hội và khu vực địa lý. Thông thường địa vị xã hội gắn liền với sản phẩm và thương hiệu.
Yếu tố cá nhân
Yếu tố cá nhân thường ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng thông qua các tiêu chí sau:
Tuổi tác và giai đoạn sống
Người tiêu dùng ở độ tuổi nào thì sẽ có quyết định gắn bó với các hàng hóa và dịch vụ phù hợp. Do đó yếu tố tuổi tác có thể thay đổi theo thời gian.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng là yếu tố có thể gây tác động tới hành vi mua hàng của người dùng. Chẳng hạn, những bà nội trợ có xu hướng mua hàng hóa chính yếu như thực phẩm, thuốc men,… Trong khi phụ nữ công sở sẽ hướng đến hàng hóa là mỹ phẩm, quần áo, máy tính, điện thoại…
Hoàn cảnh kinh tế
Điều kiện kinh tế của mỗi người sẽ không giống nhau. Thường người tiêu dùng sẽ chi tiêu theo hoàn cảnh kinh tế cho phép. Đó có thể là lương tháng, tiền tiết kiệm, tài sản lưu động, các khoản nợ,….
Phong cách sống
Phong cách sống gồm cách sinh hoạt, cách làm việc, thói quen sống của một người. Theo các chuyên gia, phong cách sống có thể ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, thường thì doanh nghiệp sẽ xem đây là một dạng để phân khúc thị trường.
Xem thêm:
- Tinh thần thượng võ là gì? Các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
- Tâm lý khách hàng khi mua hàng quan trọng bạn cần nắm bắt
Nhân cách con người
Nhân cách con người (tự tin, độc lập, lòng tôn trọng, hòa đồng, kín đáo, dễ thích nghi…) có thể ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Dựa với đặc điểm về nhân cách, khách hàng có thể quyết định chọn mua sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu nào phù hợp với mình nhất.
Yếu tố tâm lý
Các tác động của yếu tố tâm lý lên hành vi người tiêu dùng diễn ra như sau:
Nhu cầu và động cơ
Có nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng tìm mua hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu có thể xuất phát từ tâm lý hoặc sinh học tùy thời điểm nhất định. Nhu cầu của con người thường thay đổi theo thời gian, và có xu hướng ưu tiên cho những nhu cầu quan trọng nhất.
Nhận thức con người
Nhận thức con người bắt nguồn từ trong suy nghĩ của não bộ con người về tình huống trong thời điểm cụ thể. Ví dụ, ngày nay con người đã nhận thức được tác động xấu của việc dùng nhiều vật liệu nylon lên môi trường xung quanh, nên hành vi mua hàng của họ cũng đề cao những hàng hóa, sản phẩm giảm thiểu được nhiều nilong nhất có thể.
Tri thức
Tri thức trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng bắt nguồn từ kinh nghiệm sống. Do đó việc trải nghiệm mua sắm nhiều sẽ hình thành nên thói quen, so sánh có giá trị trong quyết định mua lần sau.
Niềm tin và thái độ
Đây là yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng đáng kể. Khách hàng mua sắm dựa trên niềm tin và thái độ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và trí óc hơn.
Xem thêm:
Bài viết trên đây là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng, mong rằng các nội dung trên thực sự hữu ích cho nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bạn nhé.