“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Tuy nhiên, vì độ tuổi còn nhỏ mà con trẻ của chúng ta không tránh khỏi những lúc bướng bỉnh và cứng đầu khiến bố mẹ phải đau và cảm thấy bất lực.
Vậy đâu là lí do và giải pháp cho vấn đề này. Hãy cùng ThanhBinhPsy khám phá tips 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi nhé.
Vì sao trẻ em bướng bỉnh và luôn làm trái lời bố mẹ?
Mỗi đứa con chúng ta sinh ra đều sẽ có những tính cách, xu hướng hành vi khác nhau mà chúng ta vẫn hay nói đùa rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”.
Bạn vẫn luôn tự hỏi rằng, tại sao hai đứa con của bạn lại có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Một đứa thì cực kỳ ngoan ngoãn, vâng lời và rất nhanh tiếp thu. Tuy nhiên đứa còn lại thì rất bướng bỉnh, luôn làm ngược lại những lời bạn nói và tự làm theo ý mình mà không quan tâm đến mọi người xung quanh?
Vậy thì trước khi tìm hiểu về 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao trẻ em lại bướng bỉnh và không vâng lời đã nhé.
Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ có cách yêu thương và muốn gây sự chú ý với bố mẹ theo những cách khác nhau. Những lúc trẻ em bướng bỉnh là giai đoạn chúng muốn khẳng định bản thân, có chính kiến riêng và không quan tâm đến lời khuyên của bố mẹ hay ông bà.
Một số trẻ em vì bố mẹ quá bận rộn, không có nhiều thời gian chơi với con sau mỗi giờ làm. Nhất là những bà mẹ, sau giờ tan sở lại lo tất bật nào là chợ búa, nấu ăn, dọn nhà…và ti tỉ các việc không tên nên không có thời gian chơi với con khiến chúng cảm thấy bị “ngó lơ”. Vì vậy mà chúng tìm cách gây sự chú ý với chúng ta và muốn khẳng định sự tồn tại của chúng bằng cách làm ngược lại những gì chúng ta nói.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Online
Hoặc cũng có một số trẻ em bướng bỉnh do được chiều quá mức và không được dạy bảo đúng cách khiến chúng cứ nghĩ những lời nói, hành động đó là đúng dẫn đến những hành động không thật sự đúng đắn. Tệ hại hơn là trẻ con thường bướng bỉnh và hay quát tháo do học theo từ bố mẹ hay những người thân trong gia đình.
Vậy thì khi trẻ con bướng bỉnh, bạn sẽ cảm thấy rất bực bội và thậm chí stress, bất lực khi không biết phải làm sao để bé con của bạn vâng lời và nhận ra hành động của chúng là sai trái? chúng ta có nên quát tháo hay đánh đập chúng hay không? Cùng bật mí nhé.
Top 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi
Với cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh thì điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ đó chính là “không đòn roi”. Bạo lực hay đòn roi không thể giải quyết vấn đề, nếu con bạn bướng bỉnh bạn đánh chúng thì bạn đang vô tình dạy con cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Nếu sau này lớn lên bé luôn dùng nắm đấm với mọi người thì thật sự rất nguy hiểm.
Vậy thì nên dạy dỗ như thế nào, cùng ThanhBinhPsy bật mí 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi ngay dưới đây nhé:
Tips 1: Kiên nhẫn và bình tĩnh
Kiên nhẫn và bình tĩnh là nguyên tắc vàng trong 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi.
Đơn giản, việc dạy dỗ trẻ em không phải việc “một sớm một chiều” mà chúng ta cần kiên nhẫn và kiềm chế bản thân để tránh có những hành động bạo lực với trẻ em.
Những lúc bé luôn nói “không” với tất cả những yêu cầu của bạn thì hãy luôn niệm thần chú: không được cáu giận hay đánh con bởi vì như vậy chỉ khiến tình hình thêm trở nên tồi tệ và con đã bướng sẽ càng trở nên “lì đòn” và khó bảo hơn.
Hãy nhẹ nhàng hỏi bé xem nếu không muốn làm theo lời mẹ nói thì con muốn làm như thế nào hoặc như điều gì làm con bận tâm như thế?…Trong quá trình hỏi han, bạn chú ý sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể để nói chuyện để bé cảm nhận được sự quan tâm từ bố mẹ và dễ dàng nói ra những điều bé muốn. Từ đó chúng ta mới tìm cách xoa dịu sự bướng bỉnh và định hướng cho trẻ làm điều đúng đắn.
Đôi khi qua lời nói của con trẻ phụ huynh cũng sẽ ít nhiều nhìn thấy vấn đề của mình trong cách truyền tải thông tin đến con (quá gay gắt, ngôn từ chưa đúng..) từ đó cha mẹ cũng có thể điều chỉnh lại để phù hợp hơn nhé.
Tips 2: Không dễ dàng thỏa hiệp
Không dễ dàng thỏa hiệp mọi yêu cầu của bé là tips thứ 2 trong cách dạy trẻ bướng bỉnh mà ThanhBinhPys muốn nhắc tới. Bởi vì khi bé đòi hỏi một điều gì mà chúng ta đáp ứng ngay lập tức thì có thể bé sẽ nghĩ bố mẹ dễ dàng chiều theo ý muốn của chúng. Nhất là khi đi trong siêu thị nếu bé đòi một món đồ nào đó mà chúng ta không mua nên bé nằm khóc lóc, ăn vạ. Trong trường hợp này chúng ta cần làm gì?
Thực tế đây là một điều vô cùng khó khăn với các bậc làm cha mẹ vì mỗi lần thấy con khóc chúng ta sẽ đau lòng và hoặc vội vàng dỗ dành hoặc vội vàng đáp ứng. Tuy nhiên, thái độ của cha mẹ lúc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của trẻ sau này đấy ạ.
Vì vậy, khi bé khóc ăn vạ thì các bậc phụ huynh hãy cố gắng đừng mềm lòng mà chiều theo ý bé, hãy để bé khóc ăn vạ như thế đến khi tự nín. Điều cần làm là bạn hãy để cho bé khóc thoải mái đến khi bé tự ngừng. Một điểm đặc biệt trong trường hợp này là bạn không nên bỏ đi, hay phớt lờ bé. Hãy thể hiện cho bé biết rằng “Ba/mẹ đang đứng đây, đợi con khóc xong”.
Đến khi bé biết không thể thỏa hiệp thì bạn hãy vui vẻ nói chuyện với bé để bé luôn cảm nhận được sự quan tâm của bạn và giải thích với bé về lí do vì sao bạn không thỏa hiệp để bé biết rằng việc mình làm là chưa đúng đồng thời giúp bé hiểu rằng không phải cứ đòi cái gì là bạn đều thỏa hiệp đâu nhé.
Tips 3: Trò chuyện với con hàng ngày
Thứ ba, mỗi tối trước khi đi ngủ hãy dành thời gian nói chuyện, tâm sự với bé nhiều hơn. Chúng ta thường bận rộn sau mỗi giờ làm nhưng cũng hãy nhớ rằng, con cái là công trình vĩ đại nhất mà chúng ta có được nên nếu không thể dành thời gian chơi cùng con thì hãy dành ra 30 phút nói chuyện với con trước khi đi ngủ.
Lúc này bạn có thể hỏi về một ngày của bé rằng:hôm nay có gì vui không? có buồn lòng gì không? đi chơi/đi học có gì thú vị không?… Và dù bé nói gì hãy cố gắng lắng nghe câu chuyện của bé với niềm hào hứng hoặc thông cảm cho bé nếu đó là một chuyện không vui. Đừng cố gắng qua mặt bé, hay quan tâm giả tạo vì bé sẽ nhận ra rất nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nói về những điều mà bạn mong muốn con thực hiện vào ngày mai nhưng hãy để ý cách dùng từ nhé. Đừng nói rằng “mẹ muốn con” mà hãy thay bằng “mẹ hi vọng” hay “con phải” mà thay bằng “nếu con.. sẽ rất tuyệt”. Hãy khiến cho cuộc nói chuyện với bé thật thú vị và nhẹ nhàng như vậy sẽ giúp bạn và bé cải thiện cảm xúc và ngày càng gần gũi hơn đấy.
Một số kinh nghiệm từ các bà mẹ bỉm sữa cho thấy rằng những lời bạn nói trước khi đi ngủ là lúc bé tiếp thu nhanh nhất, và mang những lời nói đó vào trong tiềm thức khiến bé nhớ lâu hơn và làm theo hướng dẫn của bạn.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà
Tips 4: Khen ngợi đúng cách
Khi thấy con bạn làm một việc gì đó đúng đắn, bạn đừng khen con giỏi quá, con ngoan quá chung chung và hãy khen cụ thể. Ví dụ khi thấy con tự ăn hết chén cơm, hãy khen con hôm nay giỏi vì biết tự xúc ăn và không rơi vãi, bố mẹ cảm thấy vui vì con làm như thế. Hãy để bé biết hành động tự xúc ăn của mình là đúng và nhận được sự ủng hộ của bố mẹ và lần sau tiếp tục thực hiện.
Tips 5: Tạo bầu không khí gia đình vui vẻ
Và cuối cùng, tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, vợ chồng hòa thuận và tôn trọng nhau. Môi trường thật sự rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và sự phát triển của trẻ. Bé được sống trong gia đình bố mẹ nói chuyện nhẹ nhàng, đúng mực thì con cái cũng sẽ học theo như thế.
Bố mẹ luôn chửi mắng nhau hay đánh nhau thì sẽ mang năng lượng tiêu cực cho bé khiến bé dễ dàng học theo hoặc có xu hướng thu mình lại dẫn đến tự kỷ hoặc tăng động.
Trên đây là 5 cách dạy dỗ trẻ em bướng bỉnh không cần đòn roi mà ThanhBinhPsy muốn giới thiệu đến các bậc phụ huynh. Hy vọng bài viết này sẽ là những kiến thức bổ ích và giúp bố mẹ thành công trong sự nghiệp nuôi dạy con trẻ. Chúc các bạn vận dụng thành công và khiến bé con nghe lời hơn, ngoan ngoãn hơn nhé.