Cách từ chối phỏng vấn khéo léo không làm mất lòng nhà tuyển dụng

Có khá nhiều cách từ chối phỏng vấn khéo léo không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Nhưng không phải ai cũng biết và áp dụng được một cách hiệu quả nhất. Đó là lý do bạn nên xem ngay bài viết hữu ích dưới đây của Thanh Bình PSY!

Tại sao nên từ chối phỏng vấn dù trước đó đã tham gia ứng tuyển? 

Trước khi tìm hiểu về các cách từ chối phỏng vấn sao cho khéo léo nhất, chúng tôi muốn giải thích cho bạn một số lý do khiến nhiều người muốn từ chối phỏng vấn dù trước đó đã tham gia ứng tuyển, cụ thể như: 

  • Sau quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn nhận thấy mục tiêu của mình và định hướng phát triển của công ty không phù hợp với nhau
  • Bạn đã trúng tuyển tại một doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn
  • Nhiều người từng làm việc tại công ty/ tổ chức đó đã đưa ra những đánh giá tiêu cực. Bạn nhận thấy môi trường làm việc như vậy là độc hại nên đã tìm cách từ chối phỏng vấn
  • Công ty đang gặp khó khăn về tài chính, do đó nếu làm việc ở đó bạn sẽ phải chịu nhiều rủi ro 
  • Trước đó bạn đã tham gia 1 – 2 vòng phỏng vấn và không còn hứng thú với công ty hoặc công việc ứng tuyển. 
  • Do địa điểm làm việc quá xa và giao thông không thuận tiện khiến bạn không muốn đến buổi phỏng vấn. 
Xem thêm:  Đọc vị tâm lý khách du lịch trong và ngoài nước dễ dàng
Bạn cần cân nhắc thật kỹ công việc trước khi đưa ra lời từ chối
Bạn cần cân nhắc thật kỹ công việc trước khi đưa ra lời từ chối

THÔNG TIN THÊM: Cách từ chối công việc tinh tế và cực kỳ văn hóa

Cách từ chối phỏng vấn khéo léo không làm bất kỳ nhà tuyển dụng nào mất lòng

Có khá nhiều cách từ chối phỏng vấn, nhưng không phải áp dụng phương pháp nào cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số cách từ chối phỏng vấn chứng tỏ bạn là một người chuyên nghiệp. 

Từ chối buổi phỏng vấn qua điện thoại 

Nếu muốn bạn cần từ chối phỏng vấn qua điện thoại, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Hãy cho thấy phản ứng vui vẻ của bạn khi nhận được cuộc gọi từ nhà tuyển dụng.
  • Luôn kiên nhẫn lắng nghe mọi thông tin nhà tuyển dụng giới thiệu. Cho dù bạn đang cảm thấy những thông tin đó quá dài mà mình lại không có nhu cầu tham gia phỏng vấn, thì cũng hãy tuân thủ phép lịch sự tối thiểu dành cho họ. 
  • Nếu bạn vẫn chưa chính thức đi làm ở một công ty khác, đừng vội từ chối phỏng vấn ngay lập tức. Khi vừa nghe xong bạn đã ngay lập tức nói “không” sẽ khiến cảm xúc của nhà tuyển dụng lập tức đi xuống và cảm thấy mình không được tôn trọng. Hãy đợi thời điểm thích hợp và sử dụng ngôn từ một cách khéo léo nhất có thể mới có thể khiến cả bạn và đối phương đều thỏa mãn. 
  • Không quên gửi lời cảm ơn lịch sử đến người đã liên hệ với bạn và bày tỏ mong muốn được hợp tác trong tương lai. Chắc chắn sự chân thành như vậy sẽ không bao giờ khiến nhà tuyển dụng mất lòng, mà còn phần nào khiến họ cảm thấy tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một ứng viên thân thiện như bạn. 
Xem thêm:  Bật mí những vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bạn có thể từ chối phỏng vấn bằng cách gọi điện
Bạn có thể từ chối phỏng vấn bằng cách gọi điện

XEM NGAY: Làm thế nào để từ chối cho mượn tiền một cách khéo léo?

Từ chối phỏng vấn qua email khéo léo nhất

Cách từ chối phỏng vấn thông qua việc gửi một email tất nhiên sẽ khác với việc sử dụng ngôn ngữ nói qua điện thoại. Cụ thể, để từ chối qua email, bạn cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản sau đây: 

  • Trả lời lại nhà tuyển dụng bằng email bạn nhận được lời mời tham gia buổi phỏng vấn để họ dễ dàng nắm bắt thông tin.
  • Nội dung thư phải đảm bảo tuân thủ cấu trúc email chuyên nghiệp khi trao đổi công việc với những yếu tố cơ bản như: Tiêu đề, lời chào, nội dung thư kèm theo chữ ký,… 
  • Hãy trình bày lý do từ chối phỏng vấn phù hợp để nhà tuyển dụng hiểu rõ thông tin và không tiếp tục hỏi bạn thêm nguyên nhân từ bạn. 
  • Đừng quên bày tỏ sự tiếc nuối rằng bạn rất trân trọng cơ hội này nhưng tiếc là chưa thể hợp tác được trong lần này. 
  • Hy vọng nhà tuyển dụng thông cảm vì bạn không thể tham gia buổi phỏng vấn và mong sẽ có quan hệ hợp tác trong những lần tới. 
Gửi email cũng là một cách để bạn từ chối phỏng vấn tinh tế
Gửi email cũng là một cách để bạn từ chối phỏng vấn tinh tế

Cần lưu ý gì khi áp dụng cách từ chối phỏng vấn qua email, điện thoại? 

Ngoài cách từ chối phỏng vấn khéo léo qua email và điện thoại trong phần trên, để không khiến nhà tuyển dụng bị mất lòng, bạn cũng cần tuân thủ những lưu ý sau đây: 

  • Để tiện cho nhà tuyển dụng sắp xếp, bạn hãy cố gắng phản hồi lại một cách nhanh chóng. Ở đây, nhanh chóng không có nghĩa là ngay lập tức từ chối, mà bạn có thể phản hồi họ sau vài tiếng hoặc 24 tiếng.
  • Không được sử dụng ngôn ngữ xuề xòa, qua loa, thay vào đó, hãy áp dụng ngôn ngữ thân thiện, lịch sử và chuyên nghiệp nhất có thể.
  • Tuyệt đối không trình bày quá chi tiết, cụ thể và dài dòng về lý do từ chối để tránh khiến nhà tuyển dụng phản cảm. 
  • Nếu có thể, hãy cố gắng xây dựng quan hệ với nhà tuyển dụng sau khi từ chối tham gia phỏng vấn. Điều này sẽ để lại một ấn tượng tốt đẹp về bạn trong mắt người tuyển dụng. 
  • Luôn bày tỏ thái độ chân thành, tôn trọng nhà tuyển dụng. Đây cũng là một trong những cách từ chối phỏng vấn có thể chứng tỏ được rằng bạn thật sự nghiêm túc với cơ hội và việc làm ứng tuyển. 
Xem thêm:  Lợi ích khi xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự

THÔNG TIN THÊM:

Bài viết đã bật mí cho bạn về cách từ chối phỏng vấn qua email và điện thoại một cách chi tiết nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề này, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với website của ThanhBinhPsy để nhận được câu trả lời chính xác nhất nhé!