Chậm phát triển tâm thần được biết tới là một dạng khiếm khuyết liên quan tới trí não. Những biểu hiện của bệnh thường được thể hiện ngay từ thời thơ ấu. Những trẻ mắc chứng bệnh này thường gặp khó khăn trong hoạt động sinh hoạt thường ngày và các kỹ năng sẽ rất hạn chế. Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn hiểu được một cách cụ thể các thông tin liên quan tới chứng bệnh này.
Phân loại mức độ chứng chậm phát triển tâm thần
Chậm phát triển tâm thần hay khuyết tật trí tuệ được đặc trưng ở mức trí thông minh ở dưới mức trung bình. Họ thường không có trí tuệ cũng như thiếu đi các kỹ năng cần thiết cho các sinh hoạt thường ngày. Những người mắc chứng bệnh này vẫn có thẻ học, thực hiện các kỹ năng mới nhưng thường chậm hơn so với bạn bè.
Khuyết tật trí tuệ được căn cứ trên đánh giá lâm sàng, chỉ số IQ của người bệnh. Theo WHO, chứng chậm phát triển trí tuệ có 4 mức độ khác nhau:
Mức độ trầm trọng IQ < 20
Đối với những trường hợp này, người bệnh không có ngôn ngữ, tư duy có thể chưa có hoặc có nhưng ở dạng cụ thể, thô sơ, ý thức lờ mờ. Chỉ số cảm xúc thấp chỉ xoay quanh nhu cầu của bản thân như: Đói, lạnh thì la hét, no, ấm thì dễ chịu.
Những người mắc bệnh nặng thường không quan tâm tới môi trường xung quanh, chỉ có các hành vi theo bản năng. Bên cạnh đó, còn mắc các dị dạng ở thần kinh, giác quan, hệ thống xương,…
Xem ngay: Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý cùng Thanh Bình PSY
Mức độ nặng 20<IQ<34
Ở mức độ này người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như với người mắc bệnh trầm trọng. Tuy nhiên, có thể nhận thức có phần rõ rệt hơn. Thế nhưng vẫn không quá nổi bật.
Mức độ vừa 35<IQ<49
Đối với mức độ này, người bệnh có ngôn ngữ nhưng vốn từ ít, ngữ pháp thường khá đơn giản, dễ phát âm sai. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động viết. Về mặt cảm xúc thường xuyên bất ổn, cung bậc cảm xúc rất đa dạng. Một số trẻ có tính hung hăng, nhưng một số trẻ lại lầm lì, ít nói.
Mức độ nhẹ: 50<IQ<69
Đây là trường hợp khó phân biệt so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, trẻ sẽ có khả năng học tập kém hơn, thiếu sáng kiến và khả năng tổng hợp không tốt. Người bệnh sẽ thiếu tự tập, không có năng lực để giải quyết các vấn đề.
Nguyên nhân mắc chứng chậm phát triển trí não
Những người chậm phát triển tâm thần thường có các hạn chế trong 2 lĩnh vực gồm có:
- Chức năng trí tuệ: Còn gọi là chỉ số IQ. Đây là chỉ số học hỏi, suy luận, đưa quyết định cũng như giải quyết các vấn đề.
- Hành vi hoạt động: Đây là các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như giao tiếp, tương tác với người khác cũng như tự chăm sóc bản thân.
Nguyên nhân của tình trạng khuyết tật trí tuệ này tương đối phức tạp. Có nhiều yếu tố tác động có thể ảnh hưởng tới tâm thần và nhận thức của trẻ.
- Do yếu tố di truyền: Trẻ nhận vật liệu di truyền bất thường từ bố mẹ. Trường hợp bất thường nhất là hội chứng Down và một số bệnh do bố mẹ truyền gen bị đột biến.
- Do bất thường xảy ra trong thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai mẹ sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nghiện rượu.
- Biến cố xảy ra khi sinh trẻ: Trẻ bị sinh non, chấn thương não, ngạt khi sinh.
- Yếu tố xã hội: Trẻ sinh ra trong tình trạng đói nghèo, trẻ không được quan tâm, không có điều kiện chăm sóc.
Phương thức cải thiện chứng chậm phát triển trí tuệ
Việc điều trị khuyết tật trí tuệ thường rất khó khăn cần kiên trì trong thời gian dài. Cách thức điều trị không chỉ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển của trẻ mà còn có liên quan tới hiệu quả từ phương thức điều trị. Một giải pháp điều trị chứng bệnh này như sau:
Cách thức giáo dục
Để giúp trẻ mắc khuyết tật trí tuệ thích ứng được phần nào đó trong xã hội, liệu pháp giáo dục nắm giữ các vai trò như sau:
- Ổn định được tâm lý cho trẻ.
- Hồi phục rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ.
- Thúc đẩy cho trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh.
- Hướng dẫn cho trẻ thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Vệ sinh cá nhân, đi chợ, nấu ăn, thu dọn nhà cửa.
- Hướng dẫn hoạt động giao tiếp thường ngày.
- Giáo dục cách đọc viết, tính toán đơn giản.
- Liệu pháp giáo dục này thường có tính trực quan và cần phải được thực hiện nhiều lần.
Tin mới:
Liệu pháp tâm lý
Giải pháp tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục trẻ mắc khuyết tật bẩm sinh. Phương pháp này có thể áp dụng cho mỗi cá nhân hay theo nhóm. Khi đó, các chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh sống của từng trẻ. Đồng thời, hướng dẫn gia đình một số các phương pháp giáo dục, đối xử đặc biệt với trẻ.
Bên cạnh đó, phương pháp tâm lý cũng chú trọng tận dụng hoạt động kích thích sự hứng thú của trẻ thông qua: Âm nhạc, trò chơi, hay các hoạt động hướng nghiệp.
Sử dụng thuốc
Điều trị chậm phát triển trí não cùng thường phải có sự hỗ trợ từ thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ đóng vai trò là thứ yếu tập trung chữa trí các triệu chứng. Theo đó, một số các loại thuốc được sử dụng đó là: Diazepam, Napoton, Haloperidol, thuốc an thần,… Các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng triệu chứng để kê được toa thuốc phù hợp.
Thông tin mới: Tham vấn tâm lý onlinecùng chuyên gia
Chậm phát triển tâm thần sẽ cải thiện hơn nếu tìm được phương pháp chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi có rất nhiều sự nỗ lực, cố gắng và kiên nhẫn với trẻ. Sự hỗ trợ từ đội ngũ các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Thanh Bình Psy với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tâm lý sẽ luôn đồng hành cùng các bạn!