Thông tin về vắc xin MMR và những tác dụng phụ cần lưu ý 

Hiện nay, có rất nhiều vắc xin khác nhau được đưa và chương trình tiêm chủng nhằm phòng bệnh truyền nhiễm. Trong đó, có MMR vắc xin. Vậy vắc xin MMR có tác dụng gì? Vắc xin được sử dụng cho đối tượng nào? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngay dưới đây. 

Công dụng của vắc xin MMR cho cơ thể là gì?

Vắc xin MMR là một loại vắc xin sống, giảm động lực, MMR được điều chế đông khô và có nước hồi kèm theo. Vắc xin có tác dụng phòng ngừa 3 bệnh: Sởi, quai bị, Rubella một cách hiệu quả. 

MMR có nguồn gốc từ tập đoàn Merck Sharp and Dohme (MSD) đến từ Mỹ. Đây là công ty hàng đầu trên thế giới chuyên nghiên cứu dược phẩm và sinh học. Tập đoàn cũng dẫn đầu lĩnh vực nghiên cứu thúc đẩy phòng ngừa, điều trị các bệnh gây đe dọa tới con người. 

MMR là viết tắt từ tên các bệnh sởi (Measles), quai bị (Mumps) và Rubella. Đây là 3 bệnh do 3 virus khác nhau gây ra. MMR chính là vắc xin được sử dụng để chủng ngừa sởi, quai bị, Rubella được kết hợp trong cùng 1 mũi tiêm. 

MMR được đánh giá hiệu quả phòng các bệnh sởi, quai bị, Rubella lên tới 95%. Các bạn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. MMR sau khi tiêm vào cơ thể sẽ hoạt động bằng cách giúp cho cơ thể tạo kháng thể chống lại virus. 

Xem thêm:  Hội chứng sợ bẩn: Nguyên nhân và phương pháp cải thiện
Vắc xin MMR là loại vacxin 3 trong 1 phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella
Vắc xin MMR là loại vacxin 3 trong 1 phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella

Thông tin thêm: Hội chứng RETT là gì?

Tiêm MMR khi nào và mấy mũi?

Nhóm 3 bệnh Sởi-quai bị, Rubella đều những bệnh có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. Virus có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh chưa có kháng thể. Do vậy, vắc xin MMR ra đời giúp phát huy hiệu quả phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh hiệu quả. 

Sởi-quai bị-Rubella cho tới thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị. Vì thế nguy cơ biến chứng là rất cao. Bộ Y tế khuyến cáo người lớn và trẻ em nên chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa sởi- quai bị-Rubella để đảm bảo sức khỏe. 

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế thì trẻ em 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin sởi đơn. Sau đó, trẻ từ 12-15 tháng tuổi sẽ được tiêm MMR II kết hợp Sởi-quai bị- Rubella.

Trẻ lớn và người lớn cũng cần tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR nếu chưa có hệ miễn dịch. Lịch tiêm MMR cụ thể như sau:

Trẻ từ 12 tháng tuổi – 7 tuổi

Trẻ tiêm 2 mũi, mũi 1 tiêm lần đầu khi trẻ 12-15 tháng. Tiêm mũi 2 khi trẻ đủ 4-6 tuổi. Trường hợp có dịch thì có thể đẩy thời gian tiêm mũi 2 sớm hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. 

Trẻ từ đủ 7 tuổi và người lớn

Tiêm MMR lần đầu vào thời điểm chỉ định. Người bệnh tiêm mũi 2 cách mũi đầu tối thiểu là 1 tháng. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên tiêm cả 2 mũi trước khi mang thai khoảng 3 tháng. 

Xem thêm:  Gợi ý bí quyết cách ăn mặc gợi cảm nhưng không phản cảm
Lịch tiêm vắc xin MMR cho trẻ 
Lịch tiêm vắc xin MMR cho trẻ

Tác dụng phụ sau khi tiêm MMR

Hầu hết các trẻ và người lớn đều hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiêm MMR. Sẽ rất hiếm có các trường hợp xảy ra các vấn đề bất thường sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số ít vẫn sẽ có các biểu hiện như:

  • Trẻ sốt nhẹ, nổi ban từ 7-10 ngày. Tình trạng chỉ kéo dài trong 2-3 ngày và không có nhiều điều đáng ngại. 
  • Phản ứng nhẹ như: Sốt nhẹ, đau họng nhẹ, đau khớp đôi khi xảy ra khoảng từ 1-3 tuần sau khi tiêm. Triệu chứng thường sớm biến mất và không để lại nhiều di chứng. 
  • Một số trường hợp trẻ bị sưng mặt nhẹ trong khoảng 3 tuần sau. Biểu hiện tương tự như tình trạng quai bị nhẹ. Sau đó, sẽ giảm thiểu dần và khỏi hẳn. 

Tất cả các phản ứng kể trên đều không xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng. Chính vì vậy, sẽ không có quá nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nếu cần thiết các bạn có thể sử dụng paracetamol hay ibuprofen để giảm đau, hạ sốt. Khi tiêm liều 2 sẽ xuất hiện ít phản ứng hơn. 

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin MMR
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin MMR

Xem ngay: Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 dành cho những ai chưa biết

Ai không nên chủng ngừa MMR?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vắc xin 3 trong 1 được quy định chống chỉ định cho các đối tượng bị mẫn cảm với thành phần c vắc xin, phụ nữ có thai, người mắc bệnh ác tính, người bệnh lao tiến triển chưa điều trị, người suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai sau khi tiêm MMR phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất trong vòng 2 tháng. 

Xem thêm:  Burrhus Frederic Skinner Là Ai?

Một số trường hợp trẻ không tiêm MMR đó là:

  • Trẻ từng có biểu hiện sốc, phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin MMR. Bên cạnh đó có các dấu hiệu như: Khó thở, tím tái, sốt trên 39 độ C, co giật,…
  • Trẻ suy giảm chức năng miễn dịch nghiêm trọng. 
  • Trẻ em từng có dấu hiệu phản ứng, tiền sử mẫn cảm hay sốc phản vệ với thành phần Neomycin. 
  • Trẻ từng bị suy chức năng của các cơ quan như: Suy tuần hoàn, hô hấp, suy thận,…. các bệnh máu nghiêm trọng, cần truyền máu thường xuyên.
  • Trẻ bị sốt, thân nhiệt trên 37.5 độ C. 
  • Trẻ em đang mắc các bệnh cấp tính đặc biệt là nhiễm trùng. 
  • Trẻ em đang hoặc vừa kết thúc quá trình điều trị với Corticoid, xạ trị,…

Vắc xin MMR cần được tiêm đúng, đủ liệu trình để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Các bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế hay trung tâm tiêm phòng để thực hiện tiêm đúng theo lịch.