Không muốn yêu đương, hẹn hò và lập gia đình đang là một trong những xu hướng của giới trẻ trong thời đại mới. Bên cạnh những vấn đề như người trẻ “lười yêu”, sợ phải chịu trách nhiệm… thì một trong những nguyên nhân lớn trong đó đến từ một ám ảnh sợ mang tên rối loạn sợ yêu.
Sợ yêu khiến cho bạn cảm thấy áp lực khi nghe đến việc phải yêu thương và cam kết với một ai đó. Lo lắng về việc bạn không thể hiểu hết đối phương hoặc những trải nghiệm tình yêu trong quá khứ hoặc một sang chấn tình cảm liên quan đến tình yêu cũng khiến cho bạn trở nên xa lánh tình yêu hay sợ yêu.
Vậy hội chứng sợ yêu hay Philophobia là gì? Cùng Thanh Bình Psy khám phá trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Hội chứng sợ yêu là gì?
Hội chứng sợ yêu có tên tiếng anh là Philophobia được phân loại trong nhóm P thuộc 1 trong 23 nhóm các ám ảnh sợ phổ biến của con người. Trước khi đi cụ thể vào hội chứng sợ yêu, chúng ta nhắc lại một chút về hội chứng sợ nhé.
Ám ảnh sợ
Hội chứng sợ hay ám ảnh sợ có tên tiếng anh là Phobia. Đây là một thuật ngữ được các nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng để mô tả một loại rối loạn lo âu, thường được định nghĩa như là nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một đối tượng hoặc một số tình huống mà người đó luôn cố gắng né tránh, không liên quan đến sự nguy hiểm trong thực tế và được công nhận là nỗi sợ hãi không hợp lý.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì người mắc hội chứng sợ thường có biểu hiện phản ứng vượt quá mức kiểm soát với một sự vật, hiện thượng mà đối với những người khác là bình thường hay không đến mức phải sợ hãi cao độ.
Phát xuất của những ám ảnh sợ này là do bẩm sinh hoặc do những tác động tâm lý trong một hoàn cảnh nhất định. Ví dụ: Sợ không gian hẹp (từng bị bắt cóc, hay nhốt trong không gian hẹp); sợ lái xe (do từng gặp tai nạn khi lái xe); sơ yêu (gia đình không hạnh phúc, trải qua đau khổ trong tình yêu..)…
Trong trường hợp ám ảnh sợ hãi không thể tránh được hoàn toàn, người bệnh sẽ phải chịu đựng với sự căng thẳng rõ rệt, gây ra ảnh hưởng xấu đối với nghề nghiệp, cuộc sống và các hoạt động xã hội khác.
Ám ảnh sợ được phân làm 23 nhóm theo bảng chữ cái từ A –Z trong đó hội chứng sợ yêu(Philophobia) thuộc nhóm P chung với sợ bệnh tật (Pathophobia); sợ nghẹt thở (Pnigophobia); sợ lông vũ (Pteronophobia) và sợ lửa (Pyrophobia).
Philophobia là gì?
Hội chứng sợ yêu là gì? Hội chứng sợ yêu có tên tiếng anh là Philophobia là một trong những hội chứng xem tình yêu là một điều đáng sợ. Hội chứng sợ yêu tác động sâu sắc và gây ảnh hưởng lớn đến người mắc phải đặc biệt là những người từng đổ vỡ hoặc gặp tổn thương trong tình yêu.
Những người mắc hội chứng Philophobia có biểu hiện lo sợ trước tình yêu. Họ sơ bị lừa dối, sợ mất thời gian, sợ tổn thương, sợ “chia tay”, sợ “giận nhau”…
Triệu chứng của hội chứng sợ yêu
Những triệu chứng thông thường của hội chứng này là:
- Cực kỳ lo lắng trong việc hẹn hò yêu đương với một người khác
- Thường xuyên kìm nén cảm xúc thật của mình
- Hoàn toàn tránh lui tới những nơi có nhiều cặp đôi như công viên hay rạp chiếu phim
- Lãng tránh việc kết hôn và không đến dự đám cưới của những người khác
- Cô lập bản thân với thế giới bên ngoài do sợ phải rung động
- Những dấu hiệu về thể chất như: run rẩy, nhịp tim tăng nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, chết đứng, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu khi đối mặt với bất kỳ thứ gì có liên quan đến tình yêu
Tham khảo thêm:
- Resilience là gì? Làm sao để rèn luyện Resilience
- Catharsis là gì? Tìm hiểu về Catharsis trong phân tâm học
Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ yêu
Một số nguyên nhân chủ yếu có thể khiến một người mắc phải hội chứng sợ yêu là:
Trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ
Hội chứng sợ yêu có liên hệ mật thiết với những trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ, thường liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ.
Nếu một người đã từng không thành công trong các mối quan hệ ở quá khứ, ví dụ như đã từng ly hôn; có thể gây ra nỗi ám ảnh sợ yêu cho người đó.
Hội chứng sợ yêu còn có thể là kết quả từ việc phải chứng kiến những thăng trầm trong đời sống hôn nhân của bố mẹ từ khi còn bé. Thêm vào đó, chứng kiến cảnh một người khác trải qua chuyện tình cảm đầy sóng gió cũng có thể khiến một người cảm thấy ảm ánh về việc phải yêu một ai đó.
Xem thêm:
Chuẩn mực văn hoá
Trong nhiều nền văn hóa tính ngưỡng, chuyện yêu đương được xem như một tội đồ. Những tín đồ có thể rất xem trọng các mức độ hình phạt tàn bạo dành cho họ khi những chuẩn mực này bị phá bỏ. Điều này có thể tạo nên sự sợ hãi, âu lo với một người về việc đem lòng yêu thương.
Do tác động của truyền thông
Những tình huống tiêu cực liên tục xuất hiện trong các câu chuyện về tình yêu, nhất là những trường hợp “bóc phốt” lẫn nhau được tuyên truyền rộng rãi trong truyền thông, khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi và từ chối tình yêu. Ngoài ra cũng xuất hiện không ít các bộ phim về tình yêu đầy đau khổ, gian truân được chiếu trên tivi mang những thông điệp tiêu cực về tình yêu, gây ám ảnh, mang đến thông tin sai lệch, góc nhìn thiển cận, làm ảnh hưởng đáng kể đến tâm hồn người xem. Khiến họ mất đi niềm tin vào tình yêu.
Âu lo phiền muộn
Một người có thể cảm thấy tự tin và căn thẳng khi được đặt trong mối quan hệ yêu đương, tin tưởng lẫn nhau nếu anh ấy/cô ấy đã từng suy sụp tinh thần. Sự âu lo, muộn phiền có thể khiến lý trí yếu đi và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn của một người.
Nếu một người đã từng đắm chìm trong sự âu lo, anh ta/cô ta sẽ dễ bị tổn thương hơn người thường để rồi tự cô bản thân mình với người khác và tránh tuyệt đối bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào.
Các biện pháp khắc phục hội chứng sợ yêu
Những liệu pháp tâm lý và một số phương thuốc (chỉ dùng trong một số trường hợp nhất định) rất hữu dụng trong việc điều trị hội chứng sợ yêu, cụ thể là:
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT)
CBT có lẽ là liệu pháp trị liệu lý tưởng nhất cho người mắc hội chứng sợ phải yêu. Nhìn chung, những suy nghĩ thầm kín và sự tưởng tượng về những viễn cảnh có thể xảy ra khi sa vào lưới tình là nguyên nhân chủ yếu cho mối lo ngại này.
Phương pháp CBT giúp bạn nhận ra những suy nghĩ đó và chúng đã tạo ra nỗi ám ảnh cho bạn như thế nào. Các chuyên viên tâm lý sẽ hướng cho bạn đến cách trò chuyện và chia sẻ một cách thường trực hơn và thay đổi cả quan niệm của bạn về tình yêu. Ngoài ra, các chuyên viên còn hướng dẫn bạn thông qua việc xây dựng những hành vi tích cực, giảm nhẹ các mối âu lo.
Liệu pháp nhận thức – hành vi bằng việc đối mặt lại với sự kiện gây chấn thương tâm lý (Exposure therapy)
Đây cũng là một phương thức chữa trị hiệu quả với hội chứng sợ yêu. Các chuyên viên tư vấn sẽ mô phỏng lại một khung cảnh tương tự như một buổi hẹn hò lãng mạn; việc tương tác với người khác; hoặc một bộ phim tình cảm lãng mạn trước mặt người bệnh và nghiên cứu xem họ sẽ phản ứng như thế nào.
Dần dần, người bệnh có thể giảm bớt được nỗi âu lo và sự sợ hãi đến những cảnh tượng tình cảm thông qua những biểu hiện thông thường.
Thuốc
Trong một số trường hợp, thuốc là phương pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát nỗi buồn của một người. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là thuốc chống trầm cảm. Chúng dùng để khống chế những nỗi buồn và những cảm xúc tuyệt vọng của con người.
Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần chính mình
Người mắc hội chứng sợ yêu phải tự ý thức và quyết tâm điều trị cho chính mình. Bạn không thể cứ lạm dụng thuốc hay tìm đến các chuyên gia tâm lý mỗi ngày được. Thay vào đó hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, dám bứt phá khỏi vòng tròn an toàn và quyết tâm chinh phục nỗi ám ảnh này.
Một số cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần nên áp dụng là:
- Ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tập luyện nhẹ nhàng, duy trì tần suất tập thường xuyên 5 buổi/tuần.
- Nghỉ ngơi điều độ, cân bằng công việc với cuộc sống cá nhân.
- Thử trải lòng về những cảm xúc, suy nghĩ với một người bạn tin tưởng…
Khi nào người mắc Philophobia nên đến gặp nhà tâm lý
Hội chứng sợ yêu là một trong những hội chứng kỳ lạ nhất trong các hội chứng ám ảnh, song đồng thời cũng nghiêm trọng tương đương. Người mắc hội chứng này có thể tự cô lập cuộc sống của mình và dấu kín những nỗi buồn vào sâu trong tim.
Tham khảo thêm:
- Agoraphobia là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Phức cảm Oedipus và những biểu hiện thường gặp
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên trong “Kiến thức tâm lý học” của Thanh Bình Psy , có thể giúp mọi người hiểu hơn về Hội chứng sợ yêu . Nếu những dấu hiệu trên đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đủ để bạn ý thức được điều đó, hơn sáu tháng một lần, làm rối loạn cuộc sống thường nhật và đi kèm các hội chứng lo lắng, ám ảnh sợ ở mức độ cao thì đã đến lúc bạn tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ thần kinh và các nhà tâm lý để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
- Hotline/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
- Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/
Tài liệu tham khảo:
Philophobia Fear of Falling in Love – Causes, Symptoms and Treatment