Lòng tự trọng là gì? Nhiều người thường nhắc đến lòng tự trọng và cho rằng chính bản thân chúng ta đều có lòng tự trọng riêng mình. Nó giống như một cách thể hiện và tự tin về chính mình khi có được một lối sống tích cực, đầy văn minh. Tuy nhiên, bạn có chắc những gì đã hiểu về “lòng tự trọng” là đúng? Hãy tự kiểm chứng thông qua những chia sẻ sau đây từ Thanh Bình Psy.
Lòng tự trọng là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lòng tự trọng, nhưng để cho dễ hiểu, lòng tự trọng của mỗi người chính là danh dự, nhân phẩm mà một người có được. Đây là đức tính giúp mỗi người có thể tự mình đưa ra những đánh giá riêng và có hướng hành động, xử lý sao cho phù hợp. Lòng từ trọng trong mỗi người là khác nhau bởi không ai có cuộc sống giống ai, nhất là khi nó còn có thể được nuôi dưỡng hoặc phá hủy trong quá trình sống.
Đó cũng là lý do tại sao có người được đánh giá là có lòng tự trọng cao trong khi một số người khác lại có lòng tự trọng thấp. Một người có lòng tự trọng quá cao sẽ có thể không có lợi nhưng nếu đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình thì bản thân cũng trở nên không có giá trị. Chính vì thế, mỗi người cần tĩnh tâm nhận ra mức độ lòng tự trọng của bản thân đang nằm ở cấp độ nào, có phù hợp hay không từ đó xác định giá trị của chính mình, biết mình là ai và có nên điều chỉnh hay không.
>>Đọc thêm: Kỹ năng Deep Work giúp cải thiện hiệu suất công việc
Vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng
Vai trò của lòng tự trọng
- Tự trọng giúp bạn biết cách tôn trọng chính mình và mọi người xung quanh, đồng thời hiểu rõ giới hạn và quyền lợi của mình.
- Tự trọng cũng là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn, gian truân trong cuộc sống, từ đó hoàn thành mục tiêu được giao.
- Khi có tự trọng, bạn sẽ được đánh giá cao về phẩm chất và uy tín, trở thành tấm gương về nhận thức và tư duy sống tích cực cho cộng đồng.
- Cuối cùng, bạn sẽ nhận được tình yêu quý, nể phục và tôn trọng trong mắt người khác. Từ đó hình thành tiếng nói và giá trị cống hiến cho xã hội.
Ý nghĩa của lòng tự trọng
Lòng tự trọng giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về bản thân và xã hội. Người có lòng tự trọng cao sẽ không vì lợi ích cá nhân mà phớt lờ trách nhiệm đối với cộng đồng và những người xung quanh. Sự tự trọng giúp ta nhận ra rằng, ta chính là một phần trong một cộng đồng lớn, do đó phải có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của nó.
Lòng tự trọng còn giúp khơi dậy tính kiên trì và kiên nhẫn trong công việc lẫn cuộc sống. Người có lòng tự trọng luôn nhìn nhận giá trị của những nỗ lực, kiên trì, và sẵn sàng chấp nhận thử thách để đạt được mục tiêu. Sự tự tin và quyết tâm được củng cố bởi lòng tự trọng, giúp gặp hái thành công dễ dàng hơn.
Tại sao chúng ta cần nuôi dưỡng lòng tự trọng của chính mình?
Lòng tự trọng cao mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống
Đặc điểm chính của lòng tự trọng là gì? Như đã nói, lòng tự trọng của mỗi người được phân chia thành hai cấp độ là lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao. Theo đó, nếu một người có lòng tự trọng quá thấp sẽ kéo theo những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của họ luôn được nhìn dưới con mắt đầy bi quan và tiêu cực. Chính ý nghĩ này thường đưa đến thái độ thờ ơ, không quan tâm, không có trách nhiệm và từ đó dẫn tới cách hành xử sai làm họ ngày càng mất đi giá trị của chính mình.
Trong khi đó, nếu một người luôn có lòng tự trọng cao thì chính nó sẽ là kim chỉ nam để tạo ra những hành động đúng đắn. Càng hành động đúng theo những chuẩn mực của xã hội càng giúp họ trở nên tự tin, mạnh mẽ và có nhiều động lực hơn. Hơn nữa, chính lòng tự trọng còn là rào cản giúp chúng ta tránh được những hành vi xấu, trái với lương tâm, đạo đức. Chính vì thế, nuôi dưỡng lòng tự trọng của chính mình là điều rất cần thiết đối với mỗi người để duy trì và làm gia tăng giá trị của bản thân. Có lòng tự trọng không những giúp chúng ta tôn trọng chính mình, tôn trọng mọi người mà còn góp phần để xã hội thêm văn minh, lịch sự.
Nếu không được nuôi dưỡng, lòng tự trọng dễ bị mất đi
Để nuôi dưỡng lòng tự trọng cao thường cần cả một quá trình dài nhưng để phá hủy nó lại rất dễ dàng. Bởi cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ vật chất, quyền lực, nếu không có tâm thế vững vàng sẽ rất dễ dàng bị cám dỗ từ đó mất đi lòng tự trọng. Chỉ cần một ý nghĩ sai trái hay một hành động thiếu suy nghĩ trong nhất thời cũng có thể đánh mất đi lòng tự trọng.
Nhiều người cho rằng tự trọng chính là tự ái, nếu quá tự trọng sẽ không có lợi trong công việc và cuộc sống. Nhưng trên thực tế, lòng tự trọng không đồng nghĩa với sự tự ái, người có lòng tự trọng cao càng thể hiện nếp sống văn minh, tử tế. Trong khi người dễ tự ái chỉ ôm khư khư những suy nghĩ bảo thủ, cố chấp, khó đón nhận cái mới, luôn cho mình là đúng và đó là một rào cản rất lớn để họ có thể phát triển.
>>Đọc thêm: Tuổi Dậy Thì Ở Nam Kéo Dài Bao Lâu?
Một số cách để nuôi dưỡng lòng tự trọng
Thông qua việc tìm hiểu lòng tự trọng là gì dễ nhận thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao lòng tự trọng. Lòng tự trọng của mỗi người thường được xây dựng dựa trên quá trình kết hợp của suy nghĩ và niềm tin của mỗi người về chính bản thân mình. Nói như vậy, khi một trong hai yếu tố trên thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Do đó, để củng cố và nâng cao lòng tự trọng, mỗi người trước hết nên tự rèn luyện để có được suy nghĩ chín chắn và niềm tin vững vàng.
Tốt hơn hết, hãy tập cách suy nghĩ lạc quan về tất cả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, công việc. Nên tạo ra những neo cảm xúc tích cực để có thể luôn tự động viên, cổ vũ chính mình. Bên cạnh đó, nên nuôi dưỡng niềm tin mỗi ngày bằng cách tự cổ vũ bản thân và cố gắng hoàn thành những mục tiêu nhỏ. Càng đạt được nhiều mục tiêu, niềm tin sẽ càng trở nên lớn mạnh và được củng cố giúp bạn càng tin tưởng chính mình từ đó nâng cao được lòng tự trọng.
Kết luận
Nhìn chung, sau khi tìm hiểu lòng tự trọng là gì có thể thấy rằng dù mỗi người đều có lòng tự trọng của riêng mình nhưng lại ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, thông qua việc cải thiện lối suy nghĩ tích cực cũng như tăng cường niềm tin có thể làm gia tăng đáng kể lòng tự trọng.
>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ Dịch Vụ Đánh Giá Sàng Lọc Tâm Lý và Dịch Vụ Tư Vấn/Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà tại Thanh Bình Psy