Nhà tâm lý học Abraham Maslow là một tên tuổi nổi tiếng. Tác giả nổi tiếng với tháp nhu cầu của con người. Bên cạnh đó là những đóng góp khác nhau dựa trên mô hình của mình. Bài viết dưới đây Thanh Bình PSY sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của ông trong sự nghiệp nghiên cứu tâm lý.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow là ai?
Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Do Thái, gốc Nga di cư sang Hoa Kỳ. Ông sinh ngày 1/4/1908 tại quận Brooklyn của thành phố New York. Maslow là con cả trong gia đình có bảy anh em. Cha của ông là Samuel mẹ là Rose Maslow.
Maslow có tuổi thơ không hạnh phúc khi cả cha và mẹ đều là những người có thiên hướng đòi hỏi quá mức và tỏ thái độ khinh thường. Cha ông thường cho rằng Maslow là người ngu ngốc khiến ông luôn sống trong cảm giác bị ghẻ lạnh, thiếu tự tin.
Một số dịch vụ được quan tâm:
Cuộc đời của Maslow
Không chỉ có gia đình mà tuổi thơ của Abraham Maslow cũng thường phải sống trong sự cô đơn và phân biệt đối xử. Điều này xuất phát từ nguồn gốc xã hội của Abraham Maslow.
Vì không có người chia sẻ, bầu bạn nên ông chỉ có nơi nương tựa tâm hồn duy nhất là sách. Ông đã sớm bộc lộ trí thông minh tuyệt vời với thành tích cao trong học tập ngay từ khi còn nhỏ.
Trải qua những năm tháng học tập, nghiên cứu và kết hôn chuyển tới Wisconsin. Cuộc sống gia đình của anh vô cùng viên mãn. Ông có hai con gái và dành tất cả tình yêu thương cho các con để bù đắp những gì mà tuổi thơ của ông đã thiếu thốn.
Sau nhiều năm làm việc, sức khỏe của Abraham Maslow bắt đầu suy yếu dần và mắc các bệnh về tim. Năm 1970 Abraham Maslow bị nhồi máu cơ tim và mất ở tuổi 62. Sau khi ông mất đi để lại một di sản nghiên cứu tâm lý rộng lớn. Các lý thuyết của ông được biết tới rộng rãi và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Nhà tâm lý học Angela Lee Duckworth là ai?
Sự nghiệp của Abraham Maslow
Năm 17 tuổi, Abraham Maslow quyết định đăng ký học tại City College of New York và trường Luật Brooklyn. Tuy nhiên, sau đó ông đã từ bỏ để chuyển tới Đại học Cornell để học tâm lý và tiếp đó là Đại học Wisconsin.
Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Đại học Wisconsin Abraham Maslow nhận bằng Thạc sĩ và nhận bằng Tiến sĩ năm 1934.
Sau khi học xong, ông bắt đầu xin làm giáo viên tại một trường Đại học. Tuy nhiên, vào năm 1935, Abraham Maslow đã chuyển tới Đại học Columbia. Năm 1937, ông trở lại Đại học Brooklyn ở đó tới năm 1951 và làm chức giáo sư.
Học thuyết của Maslow
Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ được biết tới với Tháp nhu cầu. Đây là lý thuyết liên quan tới sức khỏe, tâm lý xác định dựa trên việc thực hiện nhu cầu nhân lực bẩm sinh ưu tiên. Trong đó, đỉnh cao là sự tự hiện thực hóa.
Trong hệ thống tháp nhu cầu con người có 5 thứ bậc thể hiện 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con người xét theo thứ tự từ thấp đến cao. Trong đó, bao gồm:
Nhu cầu về sinh lý
Nhu cầu sinh lý bao gồm nhu cầu về khí oxy, nước uống, vận động, nghỉ ngơi, tính dục sinh sản. Các thứ bậc càng thấp, nhu cầu của con người về cơ bản tương đồng với loài vật. Maslow đã có những nghiên cứu trên cơ thể loài khỉ nên để đưa ra được những nhận xét khá chính xác. Hiện tại, tháp nhu cầu của ông vẫn được công nhận và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
>>> Khắc khẩu là gì? Phải làm sao khi vợ chồng khắc khẩu nhau.
Nhu cầu an toàn
Khi sinh lý được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ một cá nhân thường có xu hướng tìm cho mình hoàn cảnh sống an toàn, ổn định, được bảo vệ. Họ thường có các nhu cầu mới về trật tự an toàn. Điều này có thể nhận thấy rất rõ ràng trong thực tế. Đó là con người luôn mong muốn được sống ở vùng đất có an ninh tốt. Đồng thời, nỗ lực cải thiện an ninh cho cá nhân, gia đình và những tài sản mà mình đang sở hữu.
Nhu cầu tình cảm
Đây là nhu cầu cơ bản, các cá nhân có nhu cầu về bạn tình, bạn thân, xây dựng gia đình, con cái, được quan tâm và cảm thấy lo sợ cô đơn, cảm thấy thiếu vắng. Hầu hết con người đều có mong muốn tham gia công việc cộng đồng, làm việc để tiếp xúc với mọi người.
Nhu cầu được tôn trọng
Maslow đã chia nhu cầu thành hai nấc nhỏ hơn gồm nhu cầu được người khác tôn trọng với các giá trị như danh dự, địa vị, vinh quang,…Nhu cầu cao hơn là nhu cầu tự trọng với niềm tự hào, tự tin, có khả năng, đạt được thành quả, độc lập và tự do.
Nhu cầu thể hiện
Đây là mức cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow thuộc về mỗi cá nhân. Các cá nhân đều có các thế mạnh, ưu điểm riêng và đều muốn chứng tỏ với mọi người. Nhu cầu thể hiện cũng là nhu cầu thúc đẩy con người trở nên toàn diện nhất.
Thông tin thêm: Điểm danh các nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới
Với nhu cầu này, con người sẽ nỗ lực không ngừng để cải thiện, giúp bản thân mình trở nên hoàn hảo và có ích hơn. Rõ ràng điều này chính là yếu tố quan trọng để tạo ra những giá trị tuyệt vời, khiến thế giới ngày càng đi lên theo chiều hướng hiện đại, tốt đẹp hơn nữa.
Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong đời sống
Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong đời sống hiện nay, điển hình là trong ngành Marketing nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Người ta sẽ tiến hành phân tích insight của khách hàng, từ đó xây dựng nên chân dung của từng nhóm đối tượng khách hàng với nhu cầu cụ thể. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để định vị ra phân khúc khách hàng phù hợp. Qua đó áp dụng đúng chiến thuật Marketing để mang đến lợi nhuận.
Ví dụ sản phẩm chính của doanh nghiệp là hàng tiêu dùng nhanh thì phân khúc khách hàng của họ thuộc nhóm bình dân. Những người này có nhu cầu thuộc tầng thấp nhất trong tháp Maslow là sinh lý và an toàn. Vấn đề phần lớn khách hàng nhóm này quan tâm đến là tính tiện dụng, giá cả của sản phẩm thay vì mẫu mã, bao bì. Điều này có phần khác với nhóm khách hàng trung lưu thuộc tầng thích thể hiện trong tháp Maslow. Lúc này đây, khách hàng nhóm này sẽ quan tâm nhiều hơn đến “đẳng cấp” của sản phẩm, làm sao để giúp họ thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng để áp dụng kế hoạch tiếp thị hợp lý.
Lưu ý trong học thuyết của Maslow
Học thuyết của Maslow đưa ra những nhận định khái quát về nhu cầu của loài người. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng cần có những lưu ý nhất định:
Thực tế, các học thuyết có liên quan tới con người rất khó để đạt được độ chính xác tuyệt đối. Trong đó, tháp nhu cầu Maslow cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù theo đúng học thuyết, nhu cầu của con người sẽ phát triển theo đúng thứ tự. Thế nhưng điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình hình của mỗi người.
Trong đó, chỉ duy nhất nhu cầu sinh lý luôn nằm ở vị trí chân tháp. Điều này đồng nghĩa với vai trò nền tảng phát triển trong các cấp độ nhu cầu tiếp theo đó. Maslow từng đề cập một cấp độ nhu cầu của con người không nhất thiết phải đáp ứng đủ 100% thì mới chuyển sang nhu cầu mới. Thay vào đó, các bạn chỉ cần thỏa mãn nhu cầu ở một mức độ nhất định đã có thể xuất hiện nhu cầu tiếp theo.
>> Xem thêm: 5 cách dạy con từ 0-6 tuổi tự lập hơn đơn giản đến không ngờ.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã có những nghiên cứu giá trị về nhu cầu tâm lý của con người. Đây chính là cơ sở cho những lý thuyết tâm lý của thế giới hiện đại. Hãy truy cập Thanh Bình PSY cập nhật các thông tin liên quan tới tâm lý học để chữa lành các vấn đề trong tâm hồn nhé! Chúng tôi sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích đấy.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý