Suy nghĩ của người lớn tuổi đương nhiên có phần khác biệt so với khi còn trẻ. Thậm chí họ có những mối quan tâm, nỗi lo lắng mà bạn không thể nào thấu hiểu được nếu như không nắm rõ đặc điểm tâm lý người cao tuổi được thanhbinhpsy.com gợi ý trong bài viết dưới đây. Nào, cùng tìm hiểu để tìm ra cách chăm sóc người lớn tuổi một cách tốt nhất bạn nhé.
Tâm lý người cao tuổi thường gặp
Sau đây là tất tật các trạng thái trong tâm lý người cao tuổi thường gặp:
Mong muốn được quan tâm nhiều hơn
Thường khi trải qua độ tuổi 70, người lớn tuổi đã được nghỉ hưu và có rất nhiều thời gian trống trong ngày. Thế nhưng các con cháu của họ luôn bị công việc, học tập cuốn theo và không có thời gian ở bên người lớn tuổi nhiều. Lúc này trong suy nghĩ của họ sẽ cảm thấy mình đang bị lãng quên, và không được quan tâm nhiều.
Tâm tính dễ nóng nảy, stress
Vì đặc tính hay suy nghĩ, cảm thấy ít được quan tâm nên tâm khí của người lớn tuổi thường dễ nóng nảy. Lý giải cho hiện tượng này là do người lớn tuổi chưa chịu được sự thật rằng đang bị thay đổi vị trí xã hội, từ một người trụ cột, giờ đây lại trở thành người cần được chăm sóc. Thậm chí nếu các suy nghĩ tiêu cực cứ thế tiếp diễn trong đầu có thể khiến người lớn tuổi bị căng thẳng, stress kéo dài.
Nhạy cảm và dễ tủi thân
Phần lớn người cao tuổi đều mắc nhiều bệnh lý mãn tính khiến sức khỏe có phần giảm sút, vì thế họ không thể làm được việc gì trong nhà ngoài việc tự đi lại phục vụ chính mình.
Vì thế tâm trạng lúc này rất dễ sinh ra cảm giác chán chường, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Thậm chí chỉ cần một chút sơ ý nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của con cháu, họ cũng có thể cho rằng đang bị con cháu coi thường hoặc tự trách bản thân đang khiến con cháu lo lắng.
Có sự đa nghi
Suy nghĩ nhiều dễ nảy sinh sự đa nghi. Đa nghi có thể là tiền đề cho tâm trạng lo lắng thái quá cùng tâm tính nóng nảy, khó chịu. Bạn và người thân trong nhà hãy tìm cách trò chuyện, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn để giúp các triệu chứng này giảm đi.
Cảm thấy sợ hãi với cái chết
Trong cuộc đời của mỗi người, trải qua Sinh – tử là quy luật của tạo hóa. Dĩ nhiên càng lớn tuổi càng rút ngắn khoảng cách với cái chế nhanh hơn. Do đó việc hình thành cảm giác sợ hãi khi sắp phải đối mặt với cái chết là điều khó tránh khỏi.
Đi lại khó khăn
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống xương khớp của người lớn tuổi, kéo theo các bệnh về xương cùng các nguy hiểm rình rập xung quanh. Nếu chẳng may người lớn tuổi bị ngã rất khó để khôi phục lại như ban đầu, thậm chí khả năng cao là gây tàn phế. Vì thế người lớn tuổi cần cẩn trọng trong quá trình di chuyển.
Xem thêm:
Cải thiện tâm lý người cao tuổi thế nào?
Sau đây là cách cách giúp tăng sự tích cực trong tâm lý người cao tuổi:
Chú ý đến thuốc men
Đối với người lớn tuổi, thuốc men được xem là vật bất ly thân giúp chữa trị bệnh tật cũng như gia tăng sức đề kháng. Nếu bố mẹ bạn đang điều trị bệnh, hãy nhắc nhở họ uống thuốc mỗi ngày, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình uống thuốc để xử lý kịp thời các tình huống không mong muốn.
Gặp người lớn tuổi thường xuyên
Việc gặp gỡ người lớn tuổi trực tiếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tâm lý người cao tuổi. Mặc dù công nghệ 4.0 hiện đại, bạn và người lớn có thể nói chuyện thông qua màn hình điện thoại nhưng vần không lấp đầy được nỗi buồn tủi, cô đơn của bố mẹ.
Nếu có thể hãy cố gắng sắp xếp thời gian về thăm, gặp mặt và trò chuyện với bố mẹ nhiều hơn bạn nhé. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và giảm thiểu được tâm trạng buồn bã.
Liên lạc bất cứ khi nào có thể
Thường xuyên liên lạc, hỏi thăm người lớn tuổi là giải pháp tuyệt vời giúp bạn và bố mẹ gắn kết với nhau, từ đó giải tỏa nỗi lo sợ, hoài nghi rằng bạn đang bỏ rơi họ.
Cùng nhau hoạt động
Việc tham gia các hoạt động như đi mua sắm, tập thể dục, xem phim hay uống cà phê… cùng nhau không chỉ giúp người lớn tuổi được tận hưởng các thú vui thoải mái cùng con cháu, mà còn dễ dàng quên đi những áp lực khi tuổi già ập đến.
Bạn hẳn sẽ có nhiều sở thích như đi mua sắm, tập thể dục, xem phim hay uống cà phê… Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ dành khoảng thời gian đó cùng bạn bè nhưng đôi lúc, bạn vẫn có thể cùng bố mẹ tận hưởng các thú vui cùng nhau.
Bạn đừng ngại bố mẹ sẽ thấy không hợp với những hoạt động của giới trẻ, thật ra, đôi lúc bố mẹ cũng cần nhiều hoạt động để thấy mình trẻ trung và quên đi những lo lắng của tuổi già. Đây chính là cách chăm sóc người cao tuổi trong gia đình bạn có thể áp dụng để giúp bố mẹ vừa giải tỏa tâm trạng vừa vận động cơ thể nhẹ nhàng và vừa sức.
Xem thêm:
Bài viết trên đây là tổng hợp các đặc điểm trong tâm lý người cao tuổi, hy vọng dựa vào các thông tin hữu ích này bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được trạng thái, suy nghĩ của bố mẹ nhé.