Thất tình lục dục là gì? Ý nghĩa trong Phật Pháp

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhắc rất nhiều đến thất tình lục dục. Đây là cụm từ được dùng khác phổ biến trong Phật Giáo. Thất tình lục dục đại diện cho những cảm xúc của con người và ham muốn đối với cuộc sống. Vậy thất tình lục dục là gì? Rất nhiều bạn điều đang rất tò mò về vấn đề này đúng không. Thanh Bình Psy chia sẻ cho bạn tất cả thông tin ngay dưới đây.

Thất tình lục dục là gì?

Thất tình lục dục chính là khái niệm trong phật pháp. Trước đó, bạn cần hiểu thất tình là 7 trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người bao gồm:

  • Mừng – Hỷ: Trạng thái vui tươi, phấn khởi của con người khi đạt được điều mình muốn hay sự thành công trong công việc.
  • Giận – Nộ: Sự tức giận, bực bội khi gặp phải vấn đề không đúng như ý muốn.
  • Buồn – Ai: Cảm xúc của bạn đang bị nhấn chìm, tất cả đều trở nên hư vô và bạn cảm thấy cô đơn, trống trải hoàn toàn.
  • Ghét – Ố: Trạng thái ghét những sự vật, hiện tượng khiến mình không vừa ý.
  • Yêu thương – Ái: Tình yêu, hy vọng và sự tự do luôn ẩn trong trái tim bạn. Chúng giúp bạn thăng hoa trong cảm xúc, đồng điệu hóa mọi thứ.
  • Vui – Lạc: Tâm hồn bạn đang được che chở, nuôi dưỡng bởi niềm vui.
Thất tình lục dục là gì?
Thất tình lục dục là gì?

Tìm hiểu thêm: Mâu thuẫn là gì?

Còn lục dục là đại diện cho những sự ham muốn của con người trong cuộc sống bao gồm:

  • Sắc dục: Ham muốn đối với cái đẹp, luôn cần sự thỏa mãn về đối tượng hay sự vật.
  • Thanh dục: Sự ham muốn với âm thanh êm tai, dễ chịu.
  • Hương dục: Ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu, mang đến sự thoải mái.
  • Vị dục: Những người yêu thích vị ngon do món ăn mang lại.
  • Xúc dục: Ham muốn tiếp xúc bằng thân thể mang lại, thường là chuyện tình cảm nam nữ.
  • Pháp dục: Ham muốn ý nghĩa được thỏa mãn.
Xem thêm:  Bạo dâm là gì? Những sự thật về bạo dâm có thể bạn chưa biết

Như vậy, bạn đã biết thất tình lục dục là gì. Trong nhiều phạm trù khác, lục dục còn được chia theo sự ham muốn tính dục giữa người với người hoặc sự ham muốn đối với các đối tượng/ sự vật khác trong tự nhiên.

Khái niệm này được dùng phổ biến trong Phật Pháp 
Khái niệm này được dùng phổ biến trong Phật Pháp

Ý nghĩa của Lục Dục đối với các đối tượng khác

  • Ý dục: Là những hình ảnh mà tâm ý được các giác quan thu nhận và chú ý đến.
  • Thân dục: Trong khái niệm này nó phải để chỉ cảm xúc giữa nam và nữ. Mà nó được thể hiện tất cả mọi điều, mọi thứ làm bản thân chú ý và thích thú đến.
  • Tỷ dục: Chính là mùi vị nào đó khiến con người khó quên và mê đắm nó.
  • Nhĩ dục: Là sự chú ý đến âm thanh làm bạn vướng mắc. Âm thanh không chỉ từ người khác giới mà là mọi tiếng động bạn có thể nghe được.
  • Nhãn dục: Là sự thích thú về cái nhìn có nghĩa là hình sắc bên ngoài làm bạn say đắm nó.
  • Thiệt dục: Là sự đắm chìm vào những món ăn. Mỗi người đều có khẩu vị và sở thích món ăn khác nhau, và bạn bị hương vị đó làm say mê.
Một vài ý nghĩa của Lục Dục với những đối tượng khác nhau
Một vài ý nghĩa của Lục Dục với những đối tượng khác nhau

>> Xem ngay: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến tại Thanh Bình Psy.

Ý nghĩa của thất tình lục dục

Thất tình lục dục được giải thích theo nghĩa Phật Giáo, “thất” là 7, “thất tình” thể hiện 7 sắc thái khác nhau biểu cảm cho cảm xúc của con người. Còn “lục dục” chính là 6 nguyên nhân khiến cho con người đem lòng yêu mến người khác, muốn ân ái và hình thành thói quan ham muốn. Nếu ham muốn trở nên quá độ sẽ biến thành điều không tốt. Vô hình chính sẽ làm ảnh hưởng đến hành động của chính bản thân bạn.

Xem thêm:  Chia tay có nên quay lại không?

Trong Phật Pháp quy định những người quy y cửa Phật đều phải từ bỏ thất tình lục dục, từ bỏ ham muốn đối với tất cả mọi chuyện trong cuộc sống. Người đã vào cửa Phật tâm phải luôn tĩnh lặng, ăn chay trường, ngày ngày giảng phật pháp. Không có bất cứ ý nghĩa xấu xa hại người hay thậm chí là làm điều không tốt ảnh hưởng đến sinh vật sống nhỏ bé.

Thất tình lục dục khuyên dạy con người yêu thương lẫn nhau, yêu cuộc sống
Thất tình lục dục khuyên dạy con người yêu thương lẫn nhau, yêu cuộc sống

Thất tình lục dục có thể khiến chúng ta dễ dàng mất đi lý trí và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải học cách bình tâm lại, tuyệt đối không để cảm xúc điều khiển lý trí. Tâm không mang oán hận và luôn suy nghĩ cho hành động hiện tại, tương lai.

Thông tin thêm: Dịch vụ tham vấn tâm lý học đường tại Hồ Chí Minh

Làm sao để thoát khỏi thất tình lục dục?

Làm người, ai cũng sẽ có thất tình lục dục, không thể nào tránh khỏi được trừ khi bạn “đắc đạo”, “tu thành chánh quả”.

Cho nên, chúng ta chỉ có thể hạn chế hết mức để tâm mình tốt hơn, cuộc sống bình yên và tự tại hơn, không còn đau khổ, dằn vặt nữa.

Dưới đây là những cách giúp bạn có thể để bản thân luôn tĩnh tâm trước mọi tình huống thất tình lục dục:

  • Chăm chú làm công việc của mình, tập luyện thể thao hăng say để rèn luyện cơ thể, thể chất. Bộ môn tốt nhất chính là Yoga hay ngồi thiền sẽ giúp bạn dễ dàng tôi luyện được tinh thần của mình trước mọi hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống. Đây cũng là cách giúp bạn giải phóng hết mọi cảm xúc tiêu cực, bớt đi những hỷ nộ ái ố, thất tình lục dục vô cớ phát tiết ra.
  • Bạn hãy ra ngoài nhiều hơn, nhìn ngắm và nghiền ngẫm sự đời: Chắc chắn lúc này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm sống, sự từng trải sẽ giúp bạn vững vàng và kiên định hơn trong suy nghĩ cũng như cảm xúc.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần chấm dứt tự đổ lỗi cho mình hay cho bất kỳ một ai, nếu cảm thấy không kìm chế được bạn có thể viết ra giấy. Sau đó, dần dần bạn viết thêm cách giải quyết và hậu quả mà nó mang lại. Giống như lên kế hoạch cho cuộc đời mình, tránh được thất tình lục dục.
Xem thêm:  Sự thay đổi tâm lý tuổi dậy thì phụ huynh cần biết
Các cách giúp bạn thoát khỏi thất tình lục dục
Các cách giúp bạn thoát khỏi thất tình lục dục
that tinh luc duc la gi 2
Thất tình lục dục là gì

> Xem ngay: 3 cách giải quyết mâu thuẫn nhóm dứt điểm.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên trong “Góc chia sẻ” của Thanh Bình Psy, có thể giúp mọi người hiểu được thất tình lục dục là gì. Đây là khái niệm phổ biến trong Phật Pháp được dùng để khuyên dạy con người ta trở nên tốt đẹp hơn. Tâm bình lặng, không oán, không hận chính là cách để bạn đối mặt với cuộc sống, công việc.