Ngay sau khi biết nói, chúng ta đã biết bẻ cong sự thật và phát triển khả năng này theo thời gian. Thậm chí cả trong giới khoa học – thế giới của những người đi tìm chân lý – cũng tồn tại sự dối trá. Vậy vì sao con người hay nói dối cách nhận biết người nói dối và động cơ nào thúc đẩy hành vi này ở con người? Hãy cùng khám phá trong bài viết ngay dưới đây của chúng tôi nhé.
Não bộ – Nguyên nhân khiến cho con người hay nói dối
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa não bộ và lý do vì sao con người thích nói dối. Cùng tìm hiểu một số nghiên cứu và kết quả của nó ngay dưới đây:
Nghiên cứu
Trong một thí nghiệm nhằm kiểm tra độ thành thật của con người, các nhà nghiên cứu tại đại học Duke yêu cầu các ứng viên trả lời các câu hỏi toán học trong vòng 5 phút, càng giải được nhiều càng được nhận được nhiều tiền.
Hết 5 phút, ứng viên được yêu cầu cho câu trả lời vào máy hủy giấy và tự đánh giá xem mình làm tốt đến đâu. Tuy nhiên, máy hủy giấy đó thực ra không hề hủy bài thi của ứng viên. Dựa vào kết quả bài thi thu được, các nhà nghiên cứu nhận thấy phần lớn ứng viên đều nói dối về kết quả làm bài của mình.
Hoặc một nghiên cứu khác Tali Sharot, đến từ khoa Tâm lý học thực nghiệm, trường Đại học London, Anh và các đồng nghiệp công bố thí nghiệm cho thấy cách bộ não khiến chúng ta nói dối như thế nào trên tạp chí Nature Neuroscience hôm 24/10, theo Time.
Nhóm nghiên cứu dùng máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) quét não 80 người tham gia thí nghiệm để kiểm tra xu hướng nói dối của họ.
Họ được yêu cầu ước lượng số đồng xu đựng trong một lọ thủy tinh, rồi thông báo cho người bạn đối diện về số đồng xu đó. Một số người được cho biết họ sẽ nhận được tiền nếu cả hai có cùng câu trả lời gần đúng với đáp án. Những người khác được thông báo rằng họ sẽ được tiền nếu người kia đưa ra con số ước lượng sai.
Kết quả
Nhóm nghiên cứu phát hiện khi những người tham gia thí nghiệm bắt đầu nói dối với bạn mình về số đồng xu trong lọ, hoạt động của hạch hạnh nhân, trung tâm xử lý cảm xúc và sự hưng phấn, trong não họ thay đổi.
Ban đầu họ chỉ đưa ra con số chênh lệch nhỏ, nhưng càng lúc, con số chênh lệch mà họ đưa ra càng lớn hơn. Hình ảnh trên máy MRI cho thấy khi đối tượng đưa ra càng nhiều lời nói dối, hạch hạnh nhân càng ít bị kích thích.
Nhóm nghiên cứu cho rằng lời nói dối đầu tiên đánh thức cảm xúc và kích hoạt hạch hạnh nhân, nhưng với mỗi lời nói dối tăng thêm, hiệu ứng này ngày càng giảm đi, khiến việc nói dối trở nên trơn tru hơn.
Sharot cũng phát hiện hạch hạnh nhân trở nên kém hoạt động hơn khi con người nói dối để thu lợi cho bản thân. Nói cách khác, lợi ích cá nhân dường như đã kích thích sự không trung thực.
“Khi chúng ta nói dối vì lợi ích cá nhân, hạch hạnh nhân sản sinh một cảm xúc tiêu cực hạn chế mức độ sẵn sàng nói dối của chúng ta”, tiến sĩ Sharot giải thích. “Nhưng nếu chúng ta tiếp tục nói dối, cảm xúc này bị phai nhạt dần, và lời nói dối càng lúc càng trắng trợn hơn, có thể dẫn ta đến sự trượt dốc vào những lời dối trá lớn”.
Nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra mỗi lời nói dối dẫn đến việc giảm kích thích hạch hạnh nhân như thế nào, từ đó dự đoán mức độ gia tăng sự không trung thực của một người trong thí nghiệm tiếp theo.
Qua nghiên cứu và kết quả của nghiên cứu cho thấy một trong những lý do đầu tiên cho việc vì sao con người hay nói dối nằm ở sự tác động của não bộ mà cụ thể ở đây là những hạt hạnh nhân.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà
Não bộ chúng ta hoạt động như thế nào khi nói dối?
Đã bao giờ bạn thắc mắc khi con người nói dối não bộ của họ sẽ hoạt động như nào chưa? Sẽ có 3 bộ phận quan trọng bên trong não bị kích thích khi con người nói dối.
- Thùy trán: nằm ở phía trước của não và cũng là thùy lớn nhất trong số các thùy ở vỏ đại não. Bộ phận này giúp con người nói dối vì chứa phần lớn nơ ron nhạy cảm cùng các dopamine ở vỏ đại não. Trong khi đó, dopamine lại có khả năng liên hệ với nhiệm vụ về trí nhớ ngắn hạn, hỗ trợ lên kế hoạch và động cơ của con người.
- Hệ thống limbic: nơi tập hợp các cấu trúc não nằm trên đỉnh thân não cùng dưới vỏ não. Nó có liên quan đến cảm xúc và cả động lực của con người. Khi nói dối bộ phận thúc đẩy cảm xúc lo lắng dâng lên, tạo cảm giác tội lỗi, khiến người nói dối trở nên căng thẳng và cảm nhận như có nguy cơ ập đến.
- Thùy thái dương: nằm ở dưới rãnh của hai bán cầu đại não, có nhiệm vụ xử lý tín hiệu từ giác quan thành các thông tin có ý nghĩa. Đây là nơi lưu trữ ký ức cũ và hình thành thêm ký ức mới do đó cũng bị kích thích khi con người nói dối.
Có thể thấy được mỗi khi chúng ta nói dối, não bộ sẽ phải hoạt động năng suất vì điều đó. Hãy luôn cố gắng nói ra sự thật để có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm, không căng thẳng nhé.
Không phải tất cả những lời nói dối đều có hại
Nói dối vô hại là những lời nói dối không nhằm mục đích gây hại cho bất cứ ai. Hoặc thậm chí là tốt cho chúng ta nữa. Họ làm méo mó hay thổi phồng sự thật. Nhưng những lời nói dối này thường đi cùng với những mục đích sau:
Để tránh làm tổn thương người khác
Những lời nói dối đó được nói ra để bảo vệ giá trị của bản thân hoặc bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương bởi những sự thật tàn nhẫn. Ví dụ như một người mẹ bảo với con của bà rằng ba của chúng đã đi đâu đó thật xa và sẽ không quay về trong một thời gian dài. Nhưng sự thật là cha của đứa trẻ là một quân nhân và ông ấy đã chết trong một trận chiến.
Người mẹ trong trường hợp này chỉ đơn giản là không muốn đứa con của mình biết về cái chết, điều này nghe rất đau lòng thế nhưng họ vẫn phải tiếp tục sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, thế nên việc nói dối này gần như vô hại. Sự khéo léo trong giao tiếp có thể làm hạn chế những điều chúng ta không muốn xảy ra và thế là chúng ta vẫn tiếp tục nói dối.
Hay các bác sĩ rất thường hay nói dối bệnh nhân để họ không bị tổn thương khi biết được sự thật về bệnh tình của mình. Bởi, có thể họ sẽ đến với cái chết gần hơn khi đánh mất niềm tin sau khi nghe sự thật.
Chính vì vậy, nhiều bác sĩ đã lựa chọn nói dối để giúp họ lạc quan, yêu đời hơn, yếu tố rất quan trọng để lành bệnh.
Tránh những xung đột trong việc giao tiếp xã hội
Loại nói dối này được nói ra nhằm để duy trì sự vui vẻ, dễ chịu trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào. Một ví dụ điển hình có thể thấy dễ dàng trong các buổi ra mắt sự kiện lớn. Các phóng viên, nhà báo thường bắt đầu phỏng vấn bằng cách ca ngợi trang phục của những người khác. Nó có thể không thực sự là ý kiến của họ nhưng chắc hẳn nó sẽ làm hài lòng người được phỏng vấn, và tất nhiên họ có thể có một cuộc phỏng vấn êm đẹp.
Tự bảo vệ bản thân không để người khác biết mình sợ hãi và thiếu tự tin
Loại nói dối này giúp che giấu nỗi sợ hãi và bất an. Những điều riêng tư thường bị che giấu. Đôi khi chúng ta chỉ đơn giản là không muốn người khác biết quá nhiều về bản thân mình. Ví dụ như một số kỷ niệm nuối tiếc hay quá khứ đáng buồn thường không được tiết lộ cho người khác biết để tránh việc nhớ lại những khoảnh khắc đau đớn của mình.
Với trường hợp này, việc nói dối là đáng thương và cần được thông cảm thay vì đáng trách. Nếu phát hiện ra người xung quanh mình nói dối vì lý do này, bạn nên dành một chút thời gian quan tâm tới họ hơn. Từ đó, giúp họ cải thiện tâm lý, chất lượng cuộc sống. Đồng thời giải thích để họ hiểu rằng việc nói dối không giúp họ quên đi, mà nỗi đau chỉ chất chồng và ngủ sâu hơn mà thôi.
Bảo vệ niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng
Lời nói dối này thường được nói bởi những người tự định hướng nhưng không cố ý làm tổn thương ai hết. Thay vào đó, họ cố gắng để thúc đẩy sự tự tin của bản thân và gây chú ý bằng cách phóng đại lên.
Bạn có thể nhìn thấy điều này ở những người dựa vào sự hiểu biết của người khác để tự làm cho mình thỏa mãn. Họ sẽ làm quá lên dựa vào những thành tựu hay kinh nghiệm của họ để nhận một vài lời khen hay để người khác phải thốt ra “Wow!”, điều này làm họ cảm thấy tự hào về chính họ.
Những lời nói dối vô hại, dù cho mục đích tốt hay trung lập thì thường là tốt. Nếu chúng ta không bao giờ tiết lộ con người thật của chúng ta với người khác thì làm sao chúng ta có thể xây dựng một tình bạn hay một mối quan hệ chân thành? Thế nhưng xét về mặt ảnh hưởng của việc nói dối thì lời nói dối vô hại vẫn ít gây hại hay tổn thương đến người khác hơn những lời nói dối có hại.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Neil Garret, người cùng thực hiện thí nghiệm Tali Sharot, cho rằng đây là lời cảnh báo đối với những lời nói dối tưởng như vô hại của con người. “Những hành động không trung thực nhỏ ban đầu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát”, ông nói.
Hãy cẩn trọng với những lời nói dối có hại
Tuy nhiên, đôi khi nói dối tưởng chừng như đơn giản và vô hại. Tuy nhiên, điều này cũng giống như một liều thuốc gây nghiện. Một khi đã nói dối thì chắc hẳn bạn sẽ không thể dừng lại và sẽ tiếp tục những lần nói dối khác nữa.
Mỗi người chúng ta thường rất quan tâm những ai họ có thể tin tưởng được nên họ rất nhạy cảm và dễ dàng phát hiện ra lời nói dối. Vì vậy, bạn có thể gặp nhiều rắc rối không ngờ với chính lời nói dối của mình.
Trong nhiều trường hợp, việc nói dối nhiều lần sẽ làm phá vỡ các mối quan hệ của bạn, làm tổn thương người khác, gây mất đoàn kết và làm mất đi sự tin tưởng của người khác vào bạn,…
Mặc khác, những lời nói dối có hại sẽ là kẻ sát nhân hại chết những mối quan hệ quý giá. Nó bắt đầu với những ý định xấu xa và còn lôi kéo người khác. Chúng ta có thể sẽ bị đánh lừa bởi những sự thật “giả tạo”. Và đó cũng như là một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta vậy.
Lấy được sự tin tưởng và tình cảm của người khác
Bạn thấy đấy, đôi khi một số người làm “biến dạng” sự thật cũng chỉ để tạo ấn tượng rằng những người khác quý mến họ. Ví dụ như chúng ta cố gắng lấy được sự tin tưởng và tình cảm của người khác để có một “tương lai xán lạn” cho sự nghiệp. Điều này hầu như xảy ra trong môi trường thương mại khi mà chúng ta luôn muốn có nhiều hơn những người đồng nghiệp có thể hợp tác hoặc cao cấp hơn là hỗ trợ cho chúng ta, và điều này chính là nguồn gốc cho sự nói dối bắt đầu. Hoặc là khi ta muốn gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn đến nỗi chúng ta phải che giấu con người thật của mình.
Nói dối để trốn tránh trách nhiệm
Tất cả chúng ta đều ghét những hình phạt và sợ những gì mình không biết, sợ những gì người khác nghĩ về mình và sợ đối diện với sự thật. Bạn nói dối có thể vì bạn muốn che đậy sự thật khi đã làm điều gì sai trái và không muốn đối mặt hậu quả.
Chúng ta không bao giờ chủ động tìm kiếm chúng nhưng thỉnh thoảng chúng “gõ cửa” nhà chúng ta mà không hay. Đây là thời điểm chúng ta cố nói dối chỉ để lẫn tránh chúng. Điều này thì không công bằng và nó trở nên tồi tệ hơn, nó có thể làm cho người vô tội phải lãnh hộ trách nhiệm của chúng ta.
Lời nói dối phổ biến nhất chắc có lẽ là những khi ta còn đi học. Khi giáo viên tra hỏi xem ai đã làm những điều không đẹp, chúng ta thường từ chối thú nhận và chỉ trỏ sang người khác.
>> Hội chứng West là bệnh gì? Có thể điều trị được hay không?
Tận dụng lợi thế của người khác
Lời nói dối này được nói ra khi chúng ta muốn có sự giúp đỡ của người khác mà bình thường họ sẽ không cung cấp cho ta. Ví dụ như khi ta phải miễn cưỡng làm việc và muốn người khác chia sẻ gánh nặng công việc với mình, ta sẽ giả vờ là ta đang trong tình cảnh khó khăn hay những trường hợp khẩn cấp mà rất cần sự giúp đỡ. Những lời nói dối vô hại khác có thể giúp ngăn chặn hậu quả của một sai lầm nào đó.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Qua Chat
Nói dối để thao túng
Một lý do nữa khiến chúng ta nói dối là sự thúc đẩy với mong muốn giúp người khác làm hoặc tránh làm điều gì đó cũng như khi quyết định ủng hộ một người nói dối trước đó.
Tác giả của một cuốn sách cho biết: “Tuy tôi còn trẻ nhưng tôi sớm nhận ra những người lười biếng biết làm thế nào để đạt được những gì họ muốn, ngay cả khi nói dối với bạn về cảm giác thực sự của họ”.
Có lẽ từ “yêu” được sử dụng để lừa dối nhiều hơn bất kỳ từ nào khác. Một chàng trai hay một cô gái sẽ nói “yêu” đối phương cho dù không thật lòng, đơn giản chỉ để khiến người kia rung động. Vì vậy, họ có thể dễ dàng thao túng trong tình cảm hơn.
Nói dối vì tự cao
Trong nhiều trường hợp, người ta nói dối chỉ vì tính tự cao. Họ thường dùng những lời nói dối như một công cụ để tạo ra hình ảnh đẹp cho chính mình. Điều này là một hình thức dối trá bởi vì nó sẽ dẫn đến sự phóng đại quá mức. Thường thì mọi người sẽ tạo ra các câu chuyện hấp dẫn nhưng hoàn toàn sai để cải thiện hình ảnh của họ.
Điều này có thể mang lại những lợi ích tức thời khi giúp mọi người nâng cao hình ảnh bản thân. Tuy nhiên, về lâu dài nó lại để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là khi những người xung quanh phát hiện ra bạn đang nói dối. Thậm chí người nói dối còn có thể bị xa lánh, ghét bỏ khi họ nhận ra điều này.
>> Nguyên do vợ lạnh nhạt chuyện gối chăn.
Để duy trì việc nghiện nói dối của họ
Có một số người vì nói dối thường xuyên và liên tục, họ trở nên nghiện việc nói dối. Người nghiện sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm duy trì sự nghiện ngập của họ. Nếu họ thừa nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề hoặc những thiệt hại họ tự gây ra cho chính mình và cho người khác thì họ sẽ chịu áp lực lớn khi tiếp tục việc nói dối.
Lập luận của họ, dù có ý thức hay vô ý thức, là: Tôi cần phải nói dối để mọi người không quay lưng lại với tôi, như thế tôi có thể tiếp tục việc nói dối. Vì vậy, nói dối trở thành một cách để tự duy trì, bảo vệ bản thân. Bất cứ điều gì, hoặc bất cứ ai định cản trở thói quen sử dụng chất gây nghiện của người nghiện đều không có chỗ trong cuộc sống của họ.
Xem thêm:
Tổng kết
Nói dối hay nói thật không phải lúc nào cũng hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu xa, đáng lên án. Điều quan trọng là mục đích bạn nói dối hướng tới điều gì đằng sau, chẳng hạn như thời gian, địa điểm sử dụng lời nói dối cũng như cách thức thể hiện lời nói dối.
Thế nhưng, bạn cũng đừng quá lạm dụng lời nói dối của bạn thân, vì tác dụng phụ của nó là không có điểm dừng. Nói dối được 1 lần, bạn sẽ phải nói dối thêm 1 lần nữa để che đậy, lấp liếm cho lời nói dối trước đó.
Sự thật chính là kẻ thù đáng sợ nhất của những kẻ nói dối. Khi nói dối, bạn sẽ rơi vào một vòng xoáy dữ dội và không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Hãy chọn cách sống chân thành ngay bây giờ để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình hơn.
Bản thân câu nói “tôi không bao giờ nói dối” hay “tôi sẽ không bao giờ nối dối nữa” lại là một lời nói dối. Không ai có thể không nói dối và dừng nói dối trong suốt cả cuộc đời cả. Tuy nhiên, để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, bạn hãy hạn chế nói dối và cân nhắc kỹ càng liệu lời nói dối của bạn có gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì không.
Bạn thường cảm thấy ám ảnh với những lời nói dối của mình và cố tìm cách để che đậy chúng. Tuy nhiên, hãy thành thật với bản thân, tìm cách khắc phục lời nói dối trước khi quá muộn bởi vì khi đó bạn sẽ cảm thấy không còn lo lắng với những hậu quả từ lời nói dối.
Như vậy, mỗi người chúng ta nói dối vì những nguyên nhân khác nhau. Có thể bạn nói dối chỉ để mang đến tiếng cười. Tuy nhiên, hãy hạn chế nói dối và tránh nói dối bởi vì điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến người khác mà còn làm hại đến chính bạn thân bạn.
Chắc hẳn, qua bài viết này, bạn cũng đã có cho mình sự lựa chọn nên nói dối hay không rồi nhé!