Trong cuộc sống của chúng ta nếu có rất nhiều cá nhân có tính cách hướng ngoại, sôi nổi và nhiệt thành thì cũng có không ít cá nhân sống thiên hướng về nội tâm. Và như một lẽ thường tình tâm lý người sống nội tâm thường sẽ khó nắm bắt hơn những người hướng ngoại vì họ không dễ bộc lộ ra ngoài. Cùng Thanh Bình Psy khám phá thêm nhé
Những người sống nội tâm thường mang kiểu tính cách như thế nào?
Như chúng ta vẫn biết tính cách của mỗi cá nhân là riêng là duy nhất và không ai giống bất kỳ ai. Nếu như có những người sống hướng ngoại, tích cực và dễ bộc lộ buồn vui hay giận hờn ra bên ngoài thì những người sống nội tâm lại khác.
Sống hướng nội không đồng nghĩa với sống khép kín hay thu mình lại mà sống nội tâm ở đây có nghĩa là họ không dễ biểu lộ cảm xúc để người khác có thể nắm bắt hoặc đơn giản họ chưa tìm được đúng người để chia sẻ mà thôi. Họ cần người chia sẽ và hiểu được tâm lý người sống nội tâm như họ.
Người sống nội tâm cũng thường nghĩ nhiều hơn nói, họ thích yên tĩnh một mình và suy ngẫm về những chuyện xung quanh. Họ nhạy cảm hơn những người bình thường và thích yên tĩnh một góc để quan sát. Đặc biệt họ thích gặm nhấm niềm vui và nỗi buồn một mình hơn là tìm người để trút bầu tâm sự.
Những người sống nội tâm bạn sẽ không biết được họ đang vui hay đang buồn vì đơn giản họ không để lộ cảm xúc của mình ra ngoài. Họ che đậy cảm xúc giỏi đến kinh ngạc và dù trong lòng có buồn đến như thế nào thì trên môi họ hẳn sẽ không bao giờ thiếu đi nụ cười.
Người sống nội tâm không hẳn là những người ít nói mà ngược lại họ hoàn toàn có thể nói nhiều, cười nhiều nhưng những suy nghĩ trong lòng họ sẽ ít khi nói cho người khác biết. Họ vui hay buồn cũng “riêng mình ta” mà không chia sẻ hay tâm sự với bất kỳ ai.
Chúng ta vẫn thường nghĩ những người sống nội tâm thường khó gần hoặc khó tính nhưng không hẳn vậy vì nếu ta “gãi đúng chỗ ngứa” thì rất có thể họ sẽ “moi hết ruột gan” ra để mà tâm sự. Tuy nhiên phần trăm chúng ta gãi đúng chỗ ngứa để họ nói ra suy nghĩ trong lòng thường rất thấp.
Vậy nên so với những người sống hướng ngoại và sôi nổi thì người hướng nội không thật sự dễ dàng để nắm bắt. Vậy nhưng họ đôi khi cũng có những biểu hiện tâm lý mà chỉ cần tinh ý quan sát một chút thôi là chúng ta có thể đọc vị tâm lý người sống nội tâm dễ dàng.
Xem thêm:
- Resilience là gì? Làm sao để rèn luyện Resilience
- Catharsis là gì? Tìm hiểu về Catharsis trong phân tâm học
Nắm bắt tâm lý người sống nội tâm như thế nào?
Thế giới của những người sống nội tâm thường phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ, bởi vì họ không muốn giải thích với ai đó về những điều xảy ra cũng như họ cũng không cần ai phải thấu hiểu. Vì những suy nghĩ này mà những người sống nội tâm thường bị đánh giá là khó gần hay nặng nề hơn là lập dị, khác biệt.
Tuy nhiên để bước vào thế giới của họ và đọc hiểu người hướng nội cũng không quá khó nếu chúng ta biết được những biểu hiện tâm lý như sau:
Thứ nhất, tâm lý người sống nội tâm thích yên lặng và suy ngẫm một mình. Họ không tích không khí ồn ào hay náo nhiệt và các buổi tiệc tùng. Thay vào đó thư viện, nhà sách hay các quán cà phê yên tĩnh chính là nơi chúng ta dễ dàng bắt gặp họ nhất.
Thứ hai, những người sống nội tâm thường không thích nói nhiều mà họ thiên về hành động. Họ không giỏi trong cách giao tiếp hay ăn nói những đổi lại họ suy nghĩ logic và dễ dàng đạt được kết quả khi họ tập trung cao độ.
Thứ ba, tâm lý người sống nội tâm thường bỏ qua các ưu điểm của bản thân, thay vào đó họ thường tự ti với các khuyết điểm của mình. Chính vì vậy họ ngại tâm sự với người khác vì lo sợ người khác sẽ biết được điểm yếu của mình.
Thứ tư, mặc dù không sôi nổi và náo nhiệt nhưng tâm lý người sống nội tâm là cầu toàn và luôn mong muốn đạt được kết quả hoàn hảo nhất. Họ thực hiện các công việc tỉ mỉ và cẩn thận để làm sao mang lại kết quả tốt nhất.
Thứ năm, những người sống nội tâm thường có biểu hiện tâm lý là họ không thích nói nhiều về những gì họ nghĩ và họ thiên về suy ngẫm và chiêm nghiệm nhiều hơn. Nói ra được suy nghĩ của mình là điều dường như rất xa xỉ với những người sống nội tâm.
Thứ sáu, người sống nội tâm không giỏi giao tiếp và họ cũng không giao tiếp theo cách thông thường như chúng ta. Ví dụ như thay vì khi gặp nhau chúng ta sẽ nói “xin chào” hoặc “bạn hôm nay như thế nào” thì tâm lý người sống nội tâm sẽ là gật đầu hoặc mỉm cười với bạn.
Và cuối cùng chúng ta có thể đoán được người hướng nội khi họ rất tốt bụng và thích giúp đỡ người khác mặc dù họ ít nói. Ví dụ như khi bạn gặp một vấn đề nào đó, rất có thể những người sống hướng ngoại hay sôi nổi sẽ bỏ mặc bạn nhưng với những người sống nội tâm dù họ không biểu lộ tâm lý ra ngoài nhưng họ sẽ tìm cách giúp đỡ bạn và ở lại khi bạn cần sự giúp đỡ nhất.
Bạn là người hướng sống hướng nội hay hướng ngoại?
Đã bao giờ bạn thắc mắc mình là người sống hướng nội hay hướng ngoại chưa? Tâm lý người sống nội tâm khác với người hướng ngoại như thế nào? Theo lý thuyết nghiên cứu của nhà tâm lý học Carl Jung, hiếm khi có người 100% hướng nội hoặc 100% hướng ngoại. Hiểu một cách đơn giản, hướng nội và hướng ngoại giống như 2 thái cực trên thang đo tính cách. Phần lớn mọi người nằm trong khoảng giữa thang đó đó và tính cách có xu hướng nghiêng về bên nào nhiều hơn so với bên còn lại.
Những năm 1960, nhà tâm lý học Hans Eysenck đã đưa ra một giải thích mang tính sinh học sự khác biệt của 2 xu hướng tính cách hướng nội và hướng ngoại trong cuốn sách “The Biological Basis of Personality”. Ông cho rằng, 2 xu hướng này có những mức độ phản ứng của cơ thể và não bộ đối với kích thích từ môi trường. Người có xu hướng sống Hướng ngoại thường sẽ có xu hướng luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới, phiêu lưu và mới mẻ với mong muốn được ở bên cạnh người khác. Còn những người hướng nội thường hay tìm kiếm những cuộc trò chuyện riêng tư với 1 số ít người với những chủ đề quan trọng.
Một cách cụ thể hơn về việc khác biệt giữa biểu hiện tâm lý người sống nội tâm và người hướng ngoại dựa trên cơ sở sinh học được thể hiện qua nồng độ dopamine, gen di truyền, quá trình não bộ xử lý kích thích từ môi trường bên ngoài. Ở người hướng ngoại, con đường dẫn truyền xung thần kinh tiếp nhận các kích thích đến não bộ ngắn hơn, nó đi qua khu vực não bộ, liên quan đến vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác.
Cùng với đó sự gia tăng mạnh về nồng độ hocmone dopamine nên họ muốn có những trải nghiệm cảm giác hứng khởi, phấn chấn với một điều gì đó. Ngược lại, người sống nội tâm sẽ có con đường dẫn truyền xung thần kinh tiếp nhận với kích thích bên ngoài dài, phức tạp hơn. Dẫn truyền này đi qua các vùng não bộ phụ trách việc ghi nhớ, sắp xếp, giải quyết vấn đề, cùng với nồng độ dopamine thấp nên dẫn đến tính cách trầm ổn, không phấn chấn kích thích với tác động bên ngoài.
Tham khảo thêm:
Lời kết
Với các biểu hiện như trên thì thật sự không quá khó nắm bắt tâm lý người sống nội tâm đúng không nào. Chỉ cần một chút tinh tế, một chút quan tâm và chân thành thì Thanh Bình Psy tin chắc rằng bạn có thể đọc vị bất kỳ tâm lý người sống nội tâm nào và có thể hiểu được họ, chia sẻ với họ nhiều hơn.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
- Hotline/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
- Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/