Hiệu ứng Galatea – Sức mạnh khi tin vào chính mình

Nếu bạn đã có tìm hiểu về hiệu ứng Pygmalion liệu bạn có thắc mắc liệu sức mạnh của niềm tin mạnh đến như thế nào? Hay hiệu ứng Pygmalion sẽ chỉ mang đến kết quả tích cực hoặc có thể tiềm ẩn những rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu về hiệu ứng Galatea để có thể tự giải đáp những thắc mắc vừa rồi thông qua nội dung sau.

Hiệu ứng Galatea phát biểu như thế nào?

1 Hieu ung Galatea suc manh khi co niem tin vao ban than
Hiệu ứng Galatea – Sức mạnh khi có niềm tin với bản thân

Hiệu ứng Galatea là hiệu ứng cho thấy sức mạnh của niềm tin của một người vào khả năng của chính mình. Nói cách khác, nếu chúng ta càng cảm thấy tự tin về khả năng của chính mình để có thể đạt được mục tiêu nào đó thì chúng ta càng có nhiều xác suất để biến nó thành hiện thực hơn. Nguyên nhân bởi chúng ta không bị ràng bó buộc bởi nỗi sợ, hoài nghi với chính mình, mà thay vào đó là những hành vi có được thông qua niềm tin mãnh liệt sẽ trở nên tập trung và hiệu quả hơn. Càng có kết quả khả thi, niềm tin lại càng được củng cố và giúp cho họ có thêm động lực để tiếp tục cam kết nhiều hơn.

Xem thêm:  Ma túy đá là gì? Ma túy đá nguy hiểm hơn heroin?

Trái lại, khi một người luôn hoài nghi về năng lực của chính mình, luôn thiếu tự tin và cho rằng bản thân khó có thể vượt qua những trở ngại thì khả năng họ đạt được mục tiêu sẽ bị giảm đáng kể. Bởi ngay khi chưa bắt tay vào hành động họ đã bị ám ảnh bởi nỗi sợ thất bại, bởi những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Họ tỏ ra e ngại và không muốn tiếp tục làm điều đó nữa, nhưng khi càng ít làm họ lại mất đi khả năng làm tốt và càng tin những gì bản thân nhận định trước đó là chính xác.

>>Đọc thêm: Sóng não Alpha – 5 loại sóng não của con người (Phần 2)

Hiệu ứng Galatea và mối liên hệ với nhận thức của người khác

Hiệu ứng Galatea không chỉ cho thấy những tác động đến suy nghĩ mà còn là cơ sở để người khác nắm bắt và khai thác. Nói rõ hơn, chính niềm tin hay sự tự tin của chúng ta sẽ được đối chiếu thông qua thái độ và hành vi mà chúng ta biểu lộ ra bên ngoài.

Dựa theo đó, những hình ảnh tích cực hoặc tiêu cực do hiệu ứng Galatea tạo thành trong mắt người khác sẽ là cơ sở để họ đối xử với chúng ta. Chẳng hạn, nếu họ thấy chúng ta thiếu tự tin trong việc giao tiếp với người lạ, thì đây rất có thể đây chính là yếu điểm sẽ được họ tận dụng để thu lợi ích hoặc thông qua đó giúp chúng ta cải thiện.

Xem thêm:  8 tác hại của ma túy mà bạn cần biết

Sức mạnh của hiệu ứng Galatea có lớn hơn hiệu ứng Pygmalion?

Hiệu ứng Pygmalion từ sự kỳ vọng của người khác

2 Niem tin nguoi khac danh cho ban giup tang co hoi thanh cong
Niềm tin người khác dành cho bạn giúp gia tăng cơ hội thành công

Ý nghĩa chính của hiệu ứng Pygmalion nằm ở việc, khi một người được người khác đặt niềm tin hay đánh giá cao họ sẽ có xu hướng dễ đạt được những mục tiêu hơn hoặc tạo ra những kết quả khả thi hơn so với trước đó. Lấy ví dụ, khi người quản lý, nhà lãnh đạo đặt niềm tin và truyền cảm hứng cho nhân viên kinh doanh của họ sẽ làm tăng hiệu suất công việc, cải thiện được doanh số hàng tháng.

Tuy nhiên, nhược điểm của hiệu ứng Pygmalion nằm ở chỗ niềm tin của bản thân lại chính là sự kỳ vọng và bị phụ thuộc vào người khác. Như vậy, chính bản thân không thể kiểm soát được liệu đó là tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Giả sử một đứa trẻ thường xuyên nhận những lời phê bình tiêu cực từ bố mẹ thay vì lời động viên khích lệ thì sẽ như thế nào? Bên cạnh đó, nếu sự kỳ vọng vượt quá khả năng của người thực hiện, nó không những không phải là động lực trái lại chỉ tạo thêm áp lực nặng nề.

>>Đọc thêm: Sóng não Beta – 5 loại sóng não của con người (Phần 1)

Hiệu ứng Galatea tự kỳ vọng với chính bản thân

3 Hieu ung Galatea co nhieu uu diem hon Pygmalion
Hiệu ứng Galatea có nhiều ưu điểm hơn hiệu ứng Pygmalion

Nhiều người cho rằng hiệu ứng Galatea có nhiều ưu điểm hơn so với hiệu ứng Pygmalion thông qua các bằng chứng thực tế. Đúng vậy, việc được cấp quản lý tin tưởng, cổ vũ hay đặt nhiều sự kỳ vọng sẽ không cho kết quả tốt hơn nếu chính bản thân của nhân viên vẫn hoài nghi về năng lực của chính mình. Trái lại, nếu nhà quản lý có thể giúp chính nhân viên nhận thấy được tiềm năng và tin tưởng vào chính bản thân sẽ có thể làm tăng đáng kể hiệu suất trong công việc so với việc họ chỉ nhận được niềm tin từ nhà quản lý.

Xem thêm:  Tâm lý con gái khi thích ai đó – Đố bạn biết là gì?

Hơn nữa, niềm tin này sẽ càng trở nên vững chắc và khó bị thay đổi hơn khi chính họ đạt được những thành tựu nhất định trong công việc. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một người vừa được cấp trên đặt niềm tin và sự kỳ vọng hợp lý lại vừa có sự tin tưởng với chính mình về những thử thách trước mắt? Câu trả lời chính là chắc chắn khả năng thành công sẽ tăng cao đến mức tối đa có thể.

Kết luận

Nói tóm lại, hiệu ứng Galatea là hệ quả từ hiệu ứng Pygmalion và mang đến nhiều ưu điểm hơn khi được ứng dụng vào thực tế. Có thể vận dụng Galatea để tạo ra sự thay đổi, cải thiện đáng kể trong công việc cũng như cuộc sống.

>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ Dịch Vụ Đánh Giá Sàng Lọc Tâm LýDịch Vụ Tư Vấn/Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà tại Thanh Bình Psy