Một Số Hiệu Ứng Tâm lý Hay Trong Quản Lý Nhân Sự

Quản lý nhân sự hiện nay đang là một chủ đề khá hot và được nhiều người quan tâm đến, bởi nhân sự chính là nòng cốt của sự thành công. Bên cạnh nắm bắt những triết lý nhân sự, các quản lý nhân sự thì việc hiểu biết các hiệu ứng tâm lý là điều cần thiết trong quản lý nhân sự.

Hiệu ứng tâm lý trong quản lý nhân sự là gì? Có bao nhiêu loại hiệu ứng tâm lý nhân sự? Cơ chế hoạt động và tính tác động của chúng ra sao đối với việc quản lý nhân sự? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé.

Hiệu ứng tâm lý là gì?

Theo Wikipedia và từ điển tiếng Việt thì “Hiệu ứng” có nghĩa là một phản ứng xảy ra sau 1 chuỗi thay đổi và tác động từ những thay đổi mà yếu tố bên ngoài (sự vật, sự việc, hiện tượng..) làm thay đổi thuộc tính hoặc sự vật, sự việc, suy nghĩ nào đó.

Hiệu ứng tâm lý ở đây được hiểu là khi có một chuỗi những sự việc, kích thích đến với con người sẽ dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động của họ. Hiệu ứng tâm lý có thể có tác động tốt hoặc xấu lên một người nào đó tùy thuộc vào các mà người đó được tiếp nhận.

Ngày nay, hiệu ứng tâm lý được sử dụng trên nhiều lĩnh vực và được cả nhân loại công nhận tính tác động của nó ví dụ như: giáo dục, an ninh quốc phòng, bán hàng và kể cả quản lý nhân sự.

Một số hiệu ứng tâm lý phổ biến trong quản lý nhân sự

Ám thị

Hiệu ứng ám thị
Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý

Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi. Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên.

Ông nghĩ: Hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh. Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp.

Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ hay còn gọi là hiệu ứng tâm lý. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.

Hiệu ứng quá giới hạn

Hiệu ứng quá giới hạn
Khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng

Tác giả nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain có lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, ông dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, ông bắt đầu mất kiên nhẫn nên quyết định quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua 10 phút nữa, mục sư vẫn tiếp tục giảng, ông không quyên góp nữa. Đây được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.

Hiệu ứng tâm lý này thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.

Xem thêm:  8 dấu hiệu chàng thèm muốn bạn điên cuồng!

Trên góc độ quản lý nhân sự cũng như vậy, nếu nhà quản trị khéo léo nhắc nhở, kích thích, động viên thì đảm bảo nguồn nhân lực của họ sẽ mang lại năng suất làm việc tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu quá gò ép, bắt buộc thì từ việc hăng hái chủ động những con người đó sẽ chuyển sang trạng thái làm lấy lệ, làm qua loa xong chuyện. Là một nhà quản trị nhân sự hiểu rõ về hiệu ứng tâm lý bạn chọn cách nào???

Hiệu ứng Westerners 

Hiệu ứng Westerners
Trong hiệu ứng Westerners nếu thưởng, phạt không thỏa đáng, không hợp lý, sẽ gây phản ứng ngược

Nhà tâm lý học Westerners từng giảng một ngụ ngôn thế này: Một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng.

Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!”. Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa.

Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”, và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ đó chính là hiệu ứng tâm lý Westerners.

Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v. Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi.

Trong quản lý nhân sự nếu như người quản lý không kiểm soát hiệu ứng tâm lý thưởng phạt bất minh này sẽ khiến cho người lao động trở nên bất hợp tác đồng thời làm giảm năng suất làm việc của họ.

Hiệu ứng thùng gỗ

Hiệu ứng thùng gỗ
Muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu

Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì rõ ràng: lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó phụ thuộc vào chiều cao của mảnh gỗ ngắn nhất.

Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như chiếc thùng gỗ, trong đó thành tích mỗi một môn học là một miếng gỗ. Thành tích tốt không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng hoàn thiện ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn). Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác.

Đây là một hiệu ứng tâm lý chỉ ra được điểm tốt điểm xấu để có thể hoàn thiện bản thân. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hiệu ứng Hawthrone 

Tại công xưởng Hawthorne ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên bất bình nên tình hình sản xuất không tốt lắm. Sau đó, chuyên gia tâm lý đến đây làm một cuộc thí nghiệm. Trong thời gian 2 năm: ông trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến bất mãn của họ đối với công xưởng.

Xem thêm:  Rối Loạn Đa Nhân Cách Là Gì?

Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ, sản lượng của công xưởng đó đã tăng vượt bậc. Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà ở đây hiệu ứng tâm lý Hawthorne chính là mấu chốt.

Hiệu ứng Gió Nam

Hiệu ứng Gió Nam là sản phẩm của một tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine. Trong tự nhiên, gió được hình thành và chia thành hai loại là gió Nam và gió Bắc. Cả hai loại gió không ai chịu ai, luôn trong trạng thái đối đầu nhau. Cuối cùng đã quyết định thi xem ai thổi bay áo khoát của người đi đường trước.

Trong khi gió Bắc có xu hướng thổi những cơn gió mạnh bạo, khiến người đi đường cảm thấy lạnh lẽo và càng siết chặt áo khoát vào. Thì gió Nam lại thổi những cơn gió nhẹ, từ tốn và dịu dàng như ánh nắng mùa xuân, khiến con người cảm thấy thoải mái và tận hưởng bầu không khí. Kết quả có thể thấy, gió Nam dành chiến thắng hoàn toàn xứng đáng.

Như vậy, hiệu ứng Gió Nam muốn ám chỉ rằng, trong quản lý nhân sự, nên nhìn nhận vào nhu cầu, mong muốn của ứng viên. Thay vì quá cứng nhắc, chủ quan, dẫn đến kết quả không như mong đợi.

hieu ung tam ly trong quan tri nhan su 1 1
Hiệu ứng Gió Nam đề cao tính mềm mỏng, chạm đúng nhu cầu, mong muốn nhân viên

Hiệu ứng 5 con khỉ

Hiệu ứng liên quan đến một câu chuyện gồm 5 con khỉ bị nhốt trong 1 cái chuồng. Trong chuồng người ta cho vào 1 cái thang và 1 nải chuối. Nếu bất kỳ con khỉ nào leo lên thang, các con còn lại sẽ bị dội nước lạnh hoặc bị đánh. Sau một hồi, các chú khỉ bắt đầu hiểu ra quy luật và không leo thang nữa để tránh bị đánh.

Nhà khoa học tiếp tục thả một chú khỉ khác vào trong chuồng, thay cho một con khỉ cũ. Ngay lập tức, con khỉ mới này leo lên thang và nhận kết cục bị đánh tương tự. Cứ thế, ông thay lần lượt từng con khỉ và vẫn thấy mọi việc diễn ra giống nhau. Như vậy có thể kết luận rằng, trong quản lý nhân sự, nếu bất kỳ nhân viên nào từng đưa ra ý kiến khác biệt nhưng bị sếp bác bỏ liên tục, thì lâu dần họ sẽ bị thụ động, ngại thay đổi.

Điều quan trọng là nhà quản lý cần phân biệt rõ nhân viên cần được hỗ trợ và nhân viên không thích hợp để hỗ trợ. Từ đó mới đảm bảo tính hiệu quả và thành công trong công việc.

hieu ung tam ly trong qtns 6 1 2 1
Hiệu ứng 5 con khỉ liên quan đến việc đánh giá và quản lý nhân viên

Hiệu ứng tăng giảm

Hiệu ứng tâm lý này trong giao tiếp giữa người với người: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”.

Rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, nên khi cân món hàng, họ luôn lấy một phần nhỏ để lên rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng, chứ không lấy một phần lớn rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”.

Mặc dù cả hai cách đều đạt kết quả như nhau nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều. Khi chúng ta phê bình đánh giá ai thường “khen trước, chê sau”. Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra những lỗi lầm rồi sau đó khích lệ bằng những “thành quả” đạt được, như thế họ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.

Hiệu ứng bươm bướm

Hiệu ứng bươm bướm
Một nhân tố cực nhỏ, trải qua một thời gian có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp

Nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)! Các nhà khoa học gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm”:

Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ, trải qua một thời gian nhất định dưới tác dụng của các nhân tố khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp. Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ cũng có thể gây nên 1 trận hiệu chứng tâm lý bươm bướm ở con người.

Xem thêm:  Chọn sách giáo dục tâm lý tuổi mới lớn như thế nào và nên đọc sách nào?

Theo đó, một sự việc dù lớn hay nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.

Hiệu ứng đóng ký hiệu

Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã đưa tù nhân ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phái vài chuyên gia tâm lý đến huấn luyện các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến.

Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý bắt mỗi người mỗi tuần phải viết một lá thư tỉ mỉ cho người thân nhất của mình. Nội dung thư như sau: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v.

Sau 3 tháng tiến hành tham vấn và trị liệu tâm lý, nhà tâm lý lại yêu cầu họ viết thư rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v. Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiệu ứng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.

Hiệu ứng ngưỡng vào

Hiệu ứng ngưỡng vào
Hiệu ứng ngưỡng vào – Hãy đưa yêu cầu thấp, rồi từ từ nâng yêu cầu lên

Cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn bắt đầu nhờ người khác giúp đỡ, nếu đưa yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Các nhà tâm lý học gọi đây là “hiệu ứng tâm lý ngưỡng vào”.

Trong quản lý nhân sự cũng như vậy, hãy đặt ra những yêu cầu thấp thôi với nhân sự của mình. Và khi bạn thấy họ đã làm tốt công việc của mình hãy khích lệ, biểu dương họ để họ có thêm sự tự tin, động lực để thực hiện những yêu cầu tăng dần sau đó.

Xem thêm:

Hiệu ứng cầu treo

Hiệu ứng cầu treo là một trong những hiệu ứng tâm lý được sử dụng nhiều trong tình yêu. Nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu ứng cầu treo sẽ khiến cho người mà bạn yêu dễ yêu bạn hơn trong tình huống hai người bắt buộc phải chia sẻ những trải nghiệm giống nhau và đều có cảm giác lo âu và sợ hãi.
Trong quản lý nhân sự hiệu ứng cầu treo được các nhà nhân sự sử dụng để tăng sự tương tác giữa các cá nhân và tăng tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc nhóm cho các thành viên trong team nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
Hiệu ứng cầu treo
Hiệu ứng cầu treo
Ông bà ta xưa có câu “đồng cam cộng khổ” một người cùng ta vượt qua khó khăn thì đó sẽ là người mà ta trân trọng. Đó sẽ là người bạn đời đáng tin cậy của bạn hoặc là những đồng nghiệp tuyệt vời với sự hứng khởi và dặt 200% tình yêu vào công việc của họ với hiệu ứng cầu treo này.

Có thể nói hiệu ứng tâm lý là một lĩnh vực vô cùng thú vị có tính tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của con người. Trong quản lý nhân sự, hiệu ứng tâm lý hứa hẹn sẽ phát huy hết những tiềm lực của mình giúp cho các nhà nhân sự có thể quản trị nguồn nhân lực dễ dàng hơn. Đồng thời từ đó thúc đẩy nguồn nhân sự phát triển cả về phần tinh lẫn phần thô một cách hoàn thiện hơn.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên trong “Kiến thức tâm lý học” của  Thanh Bình Psy , có thể giúp mọi người hiểu hơn về các Hiệu ứng tâm lý trong quản lý nhân sự. Mong rằng các bạn có thể áp dụng vào chính bản thân mình để có được nhiều kết quả tốt hơn trong công việc.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
  • Hotline/Zalo: 0372.951.520
  • Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
  • Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/