LSD là gì? Đây là một trong những “đam mê” được giới trẻ truyền tụng nhau trong thời gian gần đây. Với tác dụng khi dùng tương tự như hàng khay, kẹo, đá, nó khiến người ta nghi ngại về những ảnh hưởng tiêu cực.
Trong bài viết này, Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn tìm hiểu về LSD và tác dụng của nó. Cùng xem để bảo vệ mình và người thân thật tốt nhé.
Khái niệm: LSD là gì?
LSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Lysergic acid Diethylamide. Đây là một trong những chất thông dụng, thường thấy của nhóm thuốc thức thần. Thức thần là một nhóm riêng biệt, khác với chất kích thích và thuốc phiện.
Đặc điểm của LSD là không màu, không mùi, không vị. Nó thường được bán trên thị trường dưới dạng những mẫu giấy thẩm nhỏ, bên trên có in các họa tiết khác nhau.
Ban đầu, LSD khi mới được phát hiện thường sử dụng trong y tế. Tuy nhiên, nó dần bị hạn chế dùng khi bị phát hiện có nhiều tác hại đối với cơ thể.
Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở thành một trong những chất thức thần được sản xuất trái phép nhiều nhất. Hiện tại, giới trẻ thường tìm đến LDS để tìm cảm giác vui vẻ, “nhiệt”, tăng độ giải trí trong những cuộc chơi của mình.
Sự ra đời của loại thuốc LSD và hành trình từ yêu thích đến cả thế giới “bài trừ”
Thuốc LSD được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1938 bởi một nhà hoá học người Thuỵ Sĩ ở Basel, Thụy Sĩ. Mặc dù vậy, nhưng mãi đến 5 năm sau, ông mới biết được tác dụng thực sự của loại thuốc này.
Trong một lần vô tình, nhà khoa học đã ăn phải một lượng LSD và xác định được những đặc tính gây ảo giác của chúng. Vào năm 1943, ông mới bắt đầu thí nghiệm nghiêm túc về những công dụng của thuốc lên não bộ con người.
Sau quá trình dài nghiên cứu, năm 1947, LSD chính thức được bán ra thị trường như một loại thuốc dùng để điều trị các chứng bệnh về tâm thần.
Sau đó, vào những năm 1950, CIA của Hoa Kỳ cũng bắt đầu có những thí nghiệm về LSD. Đến năm 1963, LSD cũng chính thức được bán rộng rãi trên thị trường Mỹ. Nó từng được người nổi tiếng lúc đó tuyên truyền và quảng cáo mạnh mẽ, nhiều người cũng biết đến và tìm mua.
Thế nhưng, cho đến năm 1968, LSD lại bị cấm trên toàn nước Mỹ bởi nó đã gây ra không ít tác hại về sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân.
Phân biệt LSD, thuốc lắc, cocain
Cocain: Cocain là một loại chất ma túy có khả năng gây nghiện. Thành phần của Cocain chủ yếu là chiết xuất từ lá coca – một loại cây mọc ở Nam Mỹ. Có 2 dạng cocain chủ yếu là dạng bột và dạng tinh thể. Nếu như cocain dạng bột thường trộn với các tạp chất khác như đường, bột bắp,…thì cocain dạng tinh thể thường sẽ được nghiền hoặc đun chảy chảy để sử dụng. Người dùng chủ yếu dùng chất này bằng đường uống, tiêm, hít.
Thuốc lắc: Hay còn được gọi là MDMA, thành phần chính của nó là 3,4-methylenedioxy-methamphetamine. Đây là một loại ma túy tổng hợp có khả năng làm thay đổi nhận thức, tâm trạng gây nên hiện tượng ảo giác, tăng năng lượng, khoái cảm,…Hầu hết thuốc lắc trên thị trường hiện nay dạng viên nén, đôi khi ở dạng bột, tinh thể trong các viên nang. Thực tế thuốc lắc trên thị trường không tinh khiết mà được trộn, thay thế bằng Cathinones tổng hợp.
LSD: Như đã nói ở trên, còn được biết đến với tên gọi khác là tem LSD – là một chất gây ảo giác rất mạnh. Nó được tổng hợp từ Axit Lysergic có trong nấm Ergot. Người sử dụng LSD có cảm giác vui vẻ, dễ chịu, kích thích, nhưng đôi khi cũng có cảm giác khó chịu và hoảng sợ. LSD được bán trên thị trường với nhiều chế phẩm như tem, miếng gelatin vuông, viên nén, viên nang, dạng lỏng tinh khiết,…Trong đó dạng tem LSD là phổ biến nhất, dạng lỏng tinh khiết có tác động cực mạnh lên não.
Khi tìm hiểu những ảnh hưởng của LDS là gì, tác dụng gây ảo giác của nó khiến nhiều người chú ý. Liệu chất này có gây nghiện, khiến người sử dụng bị phụ thuộc hay không?
“Hiện tại, rất ít tài liệu khẳng định LSD gây nghiện. Tình trạng phụ thuộc vào LSD cũng rất hiếm được ghi nhận. Tuy nhiên, người dùng LDS thường tăng dần liều lượng sử dụng sau một thời gian.”
Tuy nhiên, những hậu quả về mặt tâm lý do LDS để lại với người dùng đã được ghi nhận. Chính vì vậy, chất này luôn nằm trong danh mục cấm của các nước trên thế giới.
XEM THÊM: Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý cùng các chuyên gia hàng đầu
LDS có gây nghiện không?
Tác động tới cơ thể của LDS là gì?
Dưới đây, chúng ta hãy cùng xét tác động của LSD trên hai phương diện chính là tâm lý và cảm giác nhé.
Đối với mặt tâm lý
Các hiệu ứng tâm lý tức thời của LDS là gây ảo giác thị giác và ảo tưởng. Mức độ của những ảo giác này ở mỗi người là khác nhau. Nó phụ thuộc vào liều sử dụng LSD và cách phản ứng của não bộ.
Thông thường, những tác dụng này bắt đầu sau 20 đến 30 phút ngậm, uống LSD. Khoảng thời gian tối đa để xuất hiện cảm giác là từ ba đến 4 giờ. Tác dụng này kéo dài tới 12 giờ.
Khi sử dụng LSD, tâm lý của người dùng sẽ diễn tiến theo 1 trong 2 tình trạng sau đây:
-
Xuất hiện hiệu ứng tiêu cực
Tình trạng này được gọi là “Bad Trip”. LSD tạo ra những cảm xúc mãnh liệt trong cơ thể, như những nỗi sợ phi lý và tình trạng hoang tưởng, lo âu, hoảng loạn, vô vọng. Thậm chí một số người còn muốn hãm hại người khác hay tự tử sau khi sử dụng. Không thể khẳng định hay dự đoán tình trạng “Bad Trip” này có xảy ra với người dùng hay không.
-
Những hiệu ứng thú vị, tươi vui
Các trạng thái này thường được gọi chung với tên “Good trip”. Nó mang tới cảm giác như đang trôi bồng bềnh, thoát khỏi thực tại. Từ đó, người dùng LSD sẽ có cảm giác phấn chấn, giảm ức chế trong cuộc sống.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Đối với mặt cảm giác
Một số hiệu ứng cảm giác thường gặp nhất sau khi sử dụng LSD có thể kể tới như sau:
- Màu sắc xung quanh trở nên rực rỡ hơn.
- Các vật thể dường như nở ra, xuất hiện gợn sóng.
- Nhắm mắt lại thấy được những hình ảnh rực rỡ, đầy màu sắc.
- Mất khái niệm thời gian, cảm giác thời gian như kéo dài, dừng lại hoặc lặp đi lặp lại.
- Các vật thể trước mặt biến đổi hình dáng, trở nên bất thường.
Ngoài ra, một số người sử dụng LSD còn cho biết có cảm giác thấy vị kim loại. Cảm giác này kéo dài trong suốt quá trình sử dụng LSD và không gặp lại.
THÔNG TIN THÊM: Hội chứng Patau là gì?
Tác động lâu dài của việc sử dụng LSD là gì?
Có thể thấy, chất này khi sử dụng sẽ khiến mọi người gặp ảo giác. Và tình trạng ảo giác kéo dài suốt 12 giờ có thể khiến tâm lý của người dùng bị biến đổi.
Trong trường hợp xuất hiện Bad trip, người dùng có thể tiến hành những hành động cực đoan. Như tự sát, tự làm hại bản thân hay tấn công người khác bằng bạo lực.
Với trường hợp xuất hiện Good Trip, người dùng thường bị ảnh hưởng tiêu cực hơn. Chính sự hưng phấn lúc đó sẽ khiến cảm giác thèm “hưng phấn” đeo bám. Khi đó, các cá nhân sẽ thấy chán nản vào cuộc sống thực và mong muốn sử dụng LSD nhiều hơn.
Chính vì vậy, mọi người tuyệt đối không sử dụng LSD. Không chỉ có hại cho cơ thể, việc sử dụng chất này còn bị cấm bởi pháp luật. Khi bị bắt gặp, bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo chế tài của pháp luật.
Tốt nhất, hãy tránh xa chất này để bảo vệ cơ thể nhé.
Điều trị sử dụng LSD như thế nào?
- Tìm đến các nhân viên y tế cũng như các nguồn trợ giúp đáng tin cậy để họ biết được tình trạng của bạn cũng như theo dõi tiến trình của bạn.
- Liệu pháp Tư vấn hành vi để bạn hiểu được hành vi của mình cũng như hiểu được lý do tại sao bạn lại sử dụng LSD.
- Đến khám và làm theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ dành cho bạn.
- Cần cho gia đình cũng như bạn bè đáng tin biết về kế hoạch điều trị của bạn.
- Hãy bắt đầu chăm sóc bản thân: Tập thể dục, ăn uống điều độ, lành mạnh và kiểm soát mức độ stress của bản thân
- Cần thêm liệu pháp y tế để điều trị các triệu chứng do sử dụng ma túy, chẳng hạn như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt.
- Tìm ra những niềm vui và sở thích của bạn trong cuộc sống để tâm trí của bạn không nghĩ tới việc sử dụng LSD nữa.
- Cố gắng hạn chế với những người sử dụng LSD để bạn có một môi trường lành mạnh hơn.
TIN HỮU ÍCH: Rối loạn phản ứng gắn bó là gì?
Lời kết
Bài viết trên đây trong chuyên mục “Góc chia sẻ” đã cho bạn biết các thông tin về LSD. Mong rằng với các thông tin hữu ích trên sẽ có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tâm lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau.