Mầm non là giai đoạn hình thành cũng như phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ hoàn toàn non nớt, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, dễ tổn thương tâm lý. Vì vậy, việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.
Vì sao cần rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non?
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu Tâm lý, việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Một lịch trình sinh hoạt nhất quán cũng giúp trẻ luôn bình tĩnh, giảm bớt được căng thẳng. Nếp sinh hoạt lành mạnh cũng có thể là một phần quan trọng quyết định tới sức khỏe của trẻ.
Việc duy trì một thời gian biểu sinh hoạt nhất quán không nhất thiết được thực hiện một cách cứng nhắc. Đôi khi, một số việc lặp đi lặp lại hàng ngày có thể khiến con cảm thấy nhàm chán. Vì thế, phụ huynh và thầy cô nên linh hoạt điều chỉnh, tạo ra những điều bất ngờ để trẻ cảm thấy vui vẻ, phấn khích khi thực hiện. Trẻ sẽ tập trung và thoải mái hơn vào những việc cần làm.
Các thói quen hàng ngày giúp trẻ hoàn thành được nhiệm vụ. Một lịch trình quen thuộc sẽ tạo nên sự kỳ vọng của con. Khi trẻ nhận thức được cách đáp ứng các kỳ vọng đó, chúng sẽ dần luyện được tính độc lập, tăng sự tự tin, khả năng đương đầu với những yêu cầu nhỏ trong cuộc sống.
THÔNG TIN THÊM: Trẻ chậm nói phải làm sao?
Phương pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non
Rèn nề nếp cho trẻ độ tuổi mầm non cần được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cần biết cách áp dụng đúng mới giúp các trẻ có được nhận thức tốt, tự lập theo từng độ tuổi. Cho trẻ đi học sẽ giúp bé được dạy dỗ, rèn luyện thêm nhiều thói quen tốt.
Việc tập luyện thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần từ ngày này qua ngày khác sẽ giúp trẻ hiểu và làm đúng hơn. Các nề nếp cần thực hiện như sau:
Rèn cách chào hỏi
Tại trường học, mỗi ngày các bé sẽ được cô rèn cách lễ phép chào hỏi mọi người khi đón/đưa trẻ, khi gặp người khác. Đồng thời, cách thức này còn lồng ghép vào chương trình học mỗi ngày qua các bài hát,… Cô và cha mẹ cùng kết hợp thực hiện làm gương cho con noi theo.
Thói quen cất gọn đồ đạc
Khi trẻ tới lớp, học sinh mầm non được rèn luyện việc cất đồ cá nhân đúng nơi quy định, ghi nhớ vị trí đã cất đồ. Từ đó, trẻ sẽ biết được đâu là nơi cất balo, áo khoác, giày, tất. Như vậy, con sẽ học được thói quen gọn gàng, ngăn nắp từ khi còn nhỏ.
Rèn nề nếp tập thể dục
Mỗi buổi sáng tại trường, các con sẽ được xếp hàng, rèn cách đứng vào hàng ngay ngắn, không nói chuyện ồn ào. Các bé sẽ nghe nhạc hay khẩu hiệu để tập thể dục khởi động ngày mới. Cách học các bài tập giúp con ghi nhớ, phát triển thể chất tốt hơn.
TÌM HIỂU: Các biểu hiện tâm lý khi trẻ mới đi nhà trẻ
Rèn cách ăn qua giờ vui chơi
Các hoạt động vui chơi trên lớp của bé sẽ được thầy cô dạy theo từng chủ đề. Các cô sẽ tiến hành dạy học sinh nhận đồ chơi ngoan, hòa đồng cùng bạn bè, không tranh giành, đánh nhau. Sau khi chơi xong, trẻ phải biết cất gọn đồ vào giỏ theo đúng yêu cầu, hỗ trợ cô xếp lại bàn ghế.
Rèn qua cách ăn
Giờ ăn các con cũng được rèn luyện trong từng cách ăn uống. Học sinh mầm non được sắp xếp khung giờ ăn cố định trong ngày. Khi giáo viên sắp xếp bàn ăn, con sẽ ngồi ngoan, đúng theo vị trí. Cô sẽ đặt khay cơm trước mặt, trẻ tự xúc, ăn ngoan, không đùa nghịch, chạy lung tung, không nói lớn làm rơi vãi thức ăn ra bên ngoài.
Rèn nếp nếp khi ngủ
Giấc ngủ tại trường của học sinh mầm non cố định vào buổi trưa trong ngày. Tới giờ ăn các cô sẽ chuẩn bị giường, chăn, gối cho con. Các trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn vào đúng giường của mình. Các con sẽ nằm ngoan, không chạy, không đùa nghịch. Khi tắt điện bé tự đi vào giấc ngủ, không gây ồn ào cho các trẻ khác.
Rèn thói quen cho trẻ mầm non qua cách làm gương
Trẻ độ tuổi 3-5 tuổi đều là lứa tuổi nhỏ, xa bố mẹ để tới một môi trường khác nên còn khóc nhiều và chưa thể tự lập. Giáo viên sẽ vỗ về, dỗ dành để các trẻ an tâm tham gia vào các hoạt động của lớp.
Trong các bài học, các cô giáo sẽ chỉ dạy và trực tiếp làm gương cho con để trẻ có thể noi theo. Chẳng hạn như làm gương chào hỏi, sắp xếp bàn ghế hay cất gọn đồ chơi,…
Dần dần, khi đã có thói quen tốt các con sẽ có nề nếp tốt và định hình được thời khóa biểu sinh hoạt khoa học, hiệu quả.
XEM NGAY:
- Địa chỉ tư vấn tâm lý học sinh được nhiều khách hàng đánh giá cao
- Dịch vụ tư vấn tâm lý qua điện thoại cùng các chuyên gia của Thanh Bình PSY
Kết hợp cùng cha mẹ rèn nề nếp cho trẻ mầm non
Việc học trên lớp nhiều bé chưa nhớ hay chưa quen. Vì thế, giáo viên có thể truyền đạt lại với bố mẹ để cùng tiến hành phối hợp thống nhất cách rèn nề nếp cho trẻ. Thói quen tiếp tục được lặp lại ở nhà sẽ giúp con thực hành tốt hơn. Thông qua dạy dỗ, bố mẹ cũng nên làm gương để bé nhận thấy đây là việc làm đúng, tốt, cần thực hiện mỗi ngày.
Rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non cần tiến hành từ các hành động nhỏ, lặp đi lặp lại để con thực hiện tốt. Độ tuổi mầm non khi có định hướng đúng đắn sẽ có được nền tảng thói quen và hình thành nhân cách tốt. Hãy tham khảo các cách rèn luyện trên đây của Thanh Bình PSY để cùng phối hợp giúp con có nề nếp học tập, sinh hoạt khoa học nhé!