Tình cảm là thuật ngữ rất rộng, có thể diễn đạt bằng ngôn từ, hành động, hoặc cử chỉ, ánh mắt… Nó mang đến cho con người những xúc cảm gắn liền tình yêu và tính xã hội. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò của tình cảm là gì, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tình cảm là gì?
Tình cảm là một trạng thái cảm giác riêng biệt, gắn liền với cảm xúc, tâm lý của con người. Phạm vi của tình cảm rất rộng lớn, đó có thể mang ý nghĩa tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, người thân, bạn bè… Tóm lại, tình cảm chính là những phản ứng cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực, được thể hiện qua hành vi, cử chỉ, lời nói giữa người cho và người nhận.
Vai trò của tình cảm là gì?
Vai trò của tình cảm đối với từng hành vi như sau:
Đối với nhận thức
Tình cảm được xem là động lực tinh thần thúc đẩy nhận thức của con người trở nên rõ ràng hơn, qua đó có thể điều chỉnh cảm xúc đi đúng hướng mình muốn.
Đối với hành động
Tình cảm thúc đẩy con người đi đến những hành động, cử chỉ. Phát sinh tình cảm giúp bạn không ngại vượt thách thức, trở ngại để tìm đến hành vi và hoạt động trong cuộc sống.
Đối với các thuộc tính tâm lý khác
Tình cảm có thể chi phối đến nhiều thuộc tính tâm lý khác của con người, chẳng hạn như nhu cầu, hứng thú, quan điểm, niềm tin, tính cách…
Đối với giáo dục
Tình cảm đóng vai trò rất quan trọng đối với giáo dục. Chỉ khi xuất phát từ tình cảm thiêng liêng, con người mới có thể truyền tải nội dung, bài học thú vị đến với người khác. Chính vì thế người thầy, người cô tốt, nhất định không thể thiếu lòng yêu nghề, giàu tình cảm và nhiệt huyết.
Đặc điểm của tình cảm là gì?
Tính nhận thức
Nhận thức là cơ sở để tình cảm của con người hướng đến một hoặc nhiều đối tượng nhất định. Cùng với nhận thức, rung động và phản ứng cũng sẽ thúc đẩy tình cảm nảy sinh tốt đẹp hơn.
Tính xã hội
Tình cảm hình thành giữa người với người trong môi trường xã hội thực sự rất cần thiết. Tình cảm tạo tiền đề cho sự giao tiếp của một nhóm người, tập thể hoặc rộng ra là cộng đồng.
Tính ổn định
Tình cảm thể hiện hành vi, thái độ ổn định của con người đối với thế giới quan xung quanh. Nói tình cảm thuộc trạng thái tâm lý, hình thành nên nhân cách con người cũng rất dễ hiểu và đúng đắn.
Xem thêm:
Tính chân thực
Tình cảm phản ánh cảm xúc chân thật của con người. Tình cảm luôn có tính đối lập nhau, chẳng hạn Yêu – ghét; hạnh phúc – đau buồn; tích cực – tiêu cực…
Các mức độ của tình cảm
Các mức độ của tình cảm có thể chia thành 2 dạng đó là:
Tình cảm cấp thấp
Tình cảm cấp thấp chính là những cảm giác, mong muốn thỏa mãn những nhu cầu phát sinh của cơ thể, nói cách khác nó báo hiệu trạng thái sinh lí mà bất kỳ ai cũng cần đáp ứng.
Tình cảm cấp cao
Tình cảm cấp cao mang ý nghĩa khá rộng, liên quan nhiều đến đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, hành động, và cả thế giới quan của mỗi người. Chẳng hạn:
- Tình cảm đạo đức: Đề cập đến sự thỏa mãn hay không thoả mãn nhu cầu về yếu tố đạo đức. Có thể là tình mẫu tử, tình anh chị em,…
- Tình cảm trí tuệ: Gắn liền với cảm xúc về nhận thức và sáng tạo. Tình cảm trí tuệ càng lớn, càng thúc đẩy con người ham học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu nhiều cái mới mẻ hơn.
- Tình cảm thẩm mỹ: Liên quan đến nhu cầu về cái đẹp, về thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân.
- Tình cảm hoạt động: Là loại tình cảm liên quan đến hành vi, cử chỉ của con người. Nó cho thấy sự thoả mãn hoặc không thoả mãn nhu cầu về hoạt động nào đó.
- Tình cảm thế giới quan: Loại tình cảm này là cấp độ cao nhất của tình cảm con người. Lúc này nó rất bền chắc và ổn định, mang tính tự giác, nhận thức cao trong cả cảm xúc, thái độ lẫn hành vi cư xử. Cụ thể tình cảm thế giới quan là tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái….
Các loại tình cảm bạn có thể trải qua trong đời
Phần lớn mọi người đều sẽ trải qua các loại tình cảm sau đây:
Tình yêu đam mê
Tình yêu đam mê đi liền với sự hấp dẫn khó cưỡng giữa con người với nhau, nó thể hiện cho quan niệm tình yêu lãng mạn. Trong thần thoại Hy Lạp cho rằng tình yêu đam mê bắt nguồn từ bản năng vô thức và tồn tại của loài người.
Trong loại tình cảm này, sẽ không tránh khỏi cảm xúc đến từ tình dục, bởi đó chính là yếu tố vật lý cần thiết đem lại một tình yêu lãng mạn và cháy bỏng.
Xem thêm:
Tình bạn
Tình bạn là nền tảng, là mối quan hệ không thể thiếu giữa người với người. Theo nhà triết học Aristotle, tình bạn sinh ra khi tổn tại 3 yếu tố là giá trị lợi ích, giá trị tinh thần và sự tổng hòa của 2 yếu tố trên. Trong đó nếu tình bạn được thiết lập dựa trên cơ sở của cả hai yếu tố tinh thân và lợi ích sẽ đem lại sự gắn bó và bền vững nhất.
Tình bạn giúp con người thấu hiểu lẫn nhau giữa thế giới xoay quanh và thay đổi không ngừng.
Tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình là mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ, con cái, anh chị em, và cả vật nuôi trong nhà. Để duy trì tình cảm gia đình, không nhất thiết phải phụ thuộc lớn vào nhân cách mỗi người. Thay vào đó cần có tấm lòng bao dung, ân cần, quan tâm, sự che chở nhau. Từ đó hình thành nên sự thân thuộc, gắn bó giữa những người có huyết thống với nhau.
Tình cảm gia đình cũng là giai đoạn phát triển nâng cấp của tình yêu đôi lứa. Lúc này tình cảm đã được vun đắp đến mức trưởng thành và cần chuyển sang quan hệ tình thân để tạo dựng sự bền lâu.
Tình yêu vạn vật
Tình yêu vạn vật bao hàm nhiều yếu tố, nó trở nên vĩ mô và lớn lao hơn, ví dụ là tình yêu quê hương, đồng bào, đất nước, thần linh…. Tình yêu vạn vật là tình yêu vị tha, bác ái với vạn vật xung quanh, không chỉ nâng cao nhận thức của cá nhân về môi trường, xã hội, mà còn nuôi dưỡng tâm lý, góp phần nâng cao chất lượng sống.
Tình yêu bản thân
Yêu thương bản thân chính là yêu lòng tự tôn của chính bạn. Tình yêu bản thân phản ánh những xúc cảm, suy nghĩ, cảm nhận và hành động của bản thân bạn đối với thế giới quan xung quanh. Từ đó có thêm sức mạnh và tinh thần tích cực, cởi mở về cá nhân và cuộc sống.
Tuy nhiên, mặt trái của tình yêu bản thân chính là tự cao, quá chú trọng đến hư danh, địa vị, thành tích, gây ra những suy nghĩ lừa dối bản thân. Kèm với đó là ảo tưởng, tạo ra ý nghĩ bất công, xung đột và thù địch.
Bài viết trên đây là tổng hợp những nội dung hữu ích giúp bạn nắm rõ khái niệm tình cảm là gì. Mặc dù tình cảm là phạm trù quen thuộc và thường nghe nhắc đến, song không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm, cách phân loại và vai trò to lớn của nó với mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.