Vợ chồng cãi nhau làm sao giải hòa? Trong cuộc sống, vợ chồng xảy ra cãi vã là chuyện hết sức bình thường. Nhưng nếu mâu thuẫn trở nên quá thường xuyên mà không có thể tìm được tiếng nói chung sẽ rất dễ dẫn đến rạn nứt tình cảm thậm chí ly hôn. Hiểu được điều đó, Thanh Bình Psy xin chia sẻ cùng bạn một số hướng giải quyết như sau để giúp cuộc sống hôn nhân trở nên êm ấm, hòa thuận hơn.
Nên ứng phó thế nào với cơn tức giận của đối phương?
Bạn sẽ làm gì nếu vợ hoặc chồng của mình đang trong cơn tức giận và dùng lời lẽ để càu nhàu, hoặc bộc lộ cảm xúc một cách thái quá, mất kiểm soát? Trong tình huống trên, nếu bạn phản ứng tương tự như cách làm của đối phương rất có thể cả hai sẽ không ai nhịn ai và dẫn đến một kết cục không ai mong muốn. Chẳng hạn như vô ý thốt ra những lời xúc phạm đối phương, lỡ tay đập bể những đồ đạc trong nhà hoặc thậm chí là dẫn đến bạo lực gia đình gây ra những tổn thương về thể xác và tinh thần khó có thể bù đắp.
Chính vì thế, để có thể có được kết quả tốt nhất, tốt hơn hết một trong cả hai nên học cách kiểm soát cảm xúc chính mình. Kiểm soát cảm xúc trong thời điểm này không đồng nghĩa với việc chịu thua hay nhận lỗi sai về bản thân mình. Điều bạn đang làm chỉ đơn giản là để có thêm thời gian giúp đối phương trở lại bình tĩnh và cả hai có thể giải quyết mâu thuẫn trong êm đẹp. Để làm được điều này bạn không nhất thiết phải ngồi cả buổi trước đó để nghe những lời càu nhàu của đối phương mà có thể tạm lánh mặt.
>>Đọc thêm: Kỹ năng Deep Work giúp cải thiện hiệu suất công việc
Vợ chồng cãi nhau làm sao giải hòa?
Có rất nhiều cách khác nhau để vợ chồng có thể giải hòa cho một mâu thuẫn phát sinh mà không cần phải lớn tiếng với nhau. Trên hết cả hai cần có sự tôn trọng cảm xúc của chính mình và đối phương khi phát sinh tranh chấp. Cụ thể, khi phát sinh mâu thuẫn, hãy tự đặt câu hỏi liệu lỗi sai nằm ở đâu và nguyên nhân của lỗi sai là do ai.
Lúc nào bạn cũng đúng?
Đa phần khi phát hiện ra lỗi sai của vợ hoặc chồng, điều đầu tiên chúng ta thường làm chính là buộc lỗi cho đối phương bằng mọi giá và muốn nhận lời giải thích, lời xin lỗi hoặc những giải pháp đề xuất từ họ. Rất ít người trong trường hợp này tự đặt cho bản thân câu hỏi liệu căn nguyên chính của lỗi sai này có phải chỉ xuất phát từ vợ hoặc chồng của mình hay không hay bản thân mình cũng có lỗi.
Người vợ nấu ăn muộn có phải hoàn toàn là do lỗi của cô ấy hay do chính người chồng đã không phụ giúp cô ấy trông con khiến cô ấy phải ôm cùng lúc quá nhiều việc và không thể hoàn thành? Hiểu được căn nguyên của vấn đề, cơn giận có thể tự khắc hóa giải hoặc ít nhất cũng nguôi ngoai đi rất nhiều và từ đó tránh được sự cãi vã không đáng có.
Chịu lắng nghe vấn đề của đối phương
Vợ chồng cãi nhau làm sao giải hòa? Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng khi cả hai đang trong cơn giận dữ, sẽ chẳng ai chịu nhường lời cho đối phương lấn át. Thay vào đó thường sẽ cố lớn tiếng hoặc tạo ra hành động nào đó để lấn át đối phương nhằm chứng minh cho lý lẽ của mình.
Tuy nhiên, diễn biến trên chỉ càng khiến cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng và khó hàn gắn hơn. Tốt hơn hết, một trong cả hai nên cố gắng kìm nén cảm xúc, hạ thấp cái tôi của chính mình để tạo cơ hội cho bản thân lắng nghe đối phương. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết triệt để và tốt đẹp dựa trên sự thấu hiểu chứ không phải những trận cãi vã, bạo hành gia đình. Và muốn thấu hiểu, nên dành thời gian để lắng nghe nhiều hơn.
>>Đọc thêm: Những Dấu Hiệu Kết Thúc Tuổi Dậy Thì Nữ Giới
Tạm tránh mặt để ngưng khẩu chiến
Dù trong tình huống bạn là người đúng khi xảy ra mâu thuẫn nhưng nếu đối phương đang không thể giữ bình tĩnh trong cãi vả, tốt hơn hết bạn nên tránh mặt. Bạn có thể đi tắm, mua sắm, đi làm tách cà phê hoặc dạo một vòng công viên chẳng hạn cốt ý để đối phương được hạ hỏa và có thể bình tĩnh ngồi lại để nói chuyện với nhau. Bởi đơn giản, khi đang nóng giận, rất khó để một người có thể nhận lỗi sai về bản thân mà đa phần sẽ cố cãi lý hoặc bắt sang những chuyện khác và càng khiến vấn đề thêm nghiêm trọng.
Những điều nên tránh tuyệt đối khi xảy ra mâu thuẫn
- Không nên cãi nhau trước mặt người ngoài hoặc chốn đông người
- Tránh cãi vã trước mặt con cái
- Cần tránh mâu thuẫn khi đối phương đang gặp căng thẳng, phiền muộn hoặc các vấn đề về sức khỏe
- Không nên nhắc lại những lỗi lầm cũ (đã được giải quyết trước đó) khi cãi nhau
- Không nên mang phụ huynh của nhau vào cuộc cãi vã
- Tuyệt đối kìm nén hành động đập phá đồ đạc hoặc bạo lực với đối phương khi mâu thuẫn
- Tránh dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm và thiếu tôn trọng với bạn đời của mình dù đang nóng giận như thế nào đi nữa.
- Không nên tự gây thương tích hoặc lời lẽ tổn thương chính mình khi đang tranh chấp với vợ hoặc chồng
- Tuyệt đối không được nhắc đến chuyện ly hôn khi cãi nhau dù có nóng giận đến đâu đi nữa bởi đây là chuyện đời người cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Như vậy, thông qua những chia sẻ vừa rồi hy vọng có thể giúp bạn đọc tự trả lời câu hỏi: “Vợ chồng cãi nhau làm sao giải hòa?”
Tìm hiểu thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý tại Thanh Bình Psy: