Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có vi phạm hay không?

Ở tuổi thiếu niên, trẻ dần có cuộc sống riêng tư nhiều hơn. Vì vậy, đây là lúc cha mẹ nên chú ý tới quyền tự do cá nhân của con thay vì giám sát 24/24. Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con khiến các con không thể thoải mái và gây ra những hậu quả khôn lường. Bài viết dưới đây Thanh Bình PSY xin chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này!

Vì sao cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con?

Thực tế, hành động được cho là xâm phạm quyền tự do của con xuất phát từ tình yêu thương vô hạn của bố mẹ dành cho trẻ. Hầu hết phụ huynh đều có suy nghĩ con còn bé bỏng, non nớt cần được bảo vệ. Vì thế, cha mẹ đều muốn quan tâm tới mọi việc của con nhằm mục đích tránh cho con gặp phải các rắc rối. 

Tuy nhiên, sự quan tâm đó đôi khi đi quá xa biến thành kiểm soát, bó buộc, áp đặt. Mọi hành động, lời nói, mối quan hệ, sở thích đều bị cha mẹ bó buộc. Điều này có thể khiến trẻ đánh mất tính độc lập và sự tự tin trong cuộc sống. Phụ huynh muốn thể hiện sự quan tâm tới con nhưng đôi khi điều này lại trở thành theo dõi khiến trẻ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu.

Xem thêm:  Những tác hại của lạm dụng thuốc an thần bạn cần biết

XEM NGAY: Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý khi bé đi nhà trẻ

Việc xâm phạm quyền riêng tư của con chỉ nhằm mục đích muốn bảo vệ con cái
Việc xâm phạm quyền riêng tư của con chỉ nhằm mục đích muốn bảo vệ con cái

Điều gì xảy ra khi cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con?

Ranh giới giữa bảo vệ và xâm phạm quyền cá nhân rất đỗi mong manh. Vấn đề này luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn nếu bố mẹ không đặt giới hạn thích hợp. Nếu cha mẹ không tôn trọng những không gian riêng của trẻ sẽ càng dẫn tới những tác động tâm lý khôn lường: 

Trẻ càng muốn che giấu và tìm cách nói dối

Muốn dạy cho con tính cách cởi mở và sự trung thực, phụ huynh không nên kiểm soát thái quá. Cách làm này thực tế phản tác dụng. Phản ứng tự nhiên của bất kỳ đứa trẻ nào với kiểu nuôi dạy này của cha mẹ đó là lập tức tìm cách che giấu mọi chuyện. Khi đó, chúng sẽ bắt đầu nói dối nhiều hơn. Con có cảm nhận bố mẹ không hề tin tưởng mà luôn nghi ngờ mình. 

Ảnh hưởng tới yếu tố tâm thần

Điều tồi tệ nhất xảy ra khi cha mẹ luôn tìm cách tham gia vào không gian riêng của con không chỉ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ bố mẹ – con cái. Vấn đề quan trọng hơn cả đó chính tác động tới sức khỏe tinh thần, khiến chúng luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng và trầm cảm. 

Việc cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con nếu không khéo léo sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Việc cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con nếu không khéo léo sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Đánh mất cơ hội trải nghiệm

Bất cứ cha mẹ nào cũng đều thương con, không muốn con phải đối mặt với sai lầm, vấp ngã nên luôn tìm cách bao bọc cho trẻ. Tuy nhiên, việc bảo vệ thái quá, không cho con có không gian riêng cho các mối quan hệ con sẽ không có được trải nghiệm thú vị từ cuộc sống. Điều này vô cùng nguy hiểm khi trẻ không thể tự trang bị được kiến thức cần thiết khi bước vào đời.

Xem thêm:  Cái tôi là gì và cái tôi quá lớn có tốt hay không?

TÌM HIỂU THÊM: Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Bố mẹ tôn trọng quyền riêng tư của trẻ thế nào?

Tình yêu thương từ các bậc làm cha, làm mẹ là vô hạn. Tuy nhiên, làm sao để con hiểu được và có được mối quan hệ tốt trong gia đình phụ huynh cần biết cách thể hiện sao cho đúng. Các bạn vẫn có thể theo dõi để bảo vệ con nhưng nên dựa vào sự tin tưởng giữa mình và trẻ. 

Tạo thói quen tôn trọng sự riêng tư trong gia đình

Hãy ngưng việc giám sát nhất cử nhất động của con. Nếu muốn quan tâm hãy đặt ra một số quy tắc trong gia đình về những gì trẻ có thể làm trong thời gian rảnh rỗi. Trong khoảng thời gian 1h-2h này con có thể làm những việc tùy theo sở thích cá nhân,… Nếu các bạn xây dựng cho trẻ những thói quen này thường xuyên khi lớn con sẽ không cảm thấy khó chịu. 

Liên tục kết nối với con

Phụ huynh nên đóng vai là một người bạn đối với trẻ. Hãy dành thời gian để lắng nghe và nói chuyện với con nhiều hơn để biết con đang suy nghĩ gì. Các bạn cũng có thể theo dõi kết quả học tập, việc làm bài tập nhưng không nên quá gắt gao khiến con cảm thấy bị áp lực nặng nề. 

Để tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi hơn với trẻ các bạn có thể làm quen với bạn bè của trẻ. Hãy để cho con có một không gian riêng để chơi với các bạn. Tuyệt đối không nên cấm việc con kết giao (ngoại trừ các trường hợp bạn bè xấu). 

Xem thêm:  Hiệu ứng lựa chọn Hobson là gì và ý nghĩa thực sự
Hãy kết nối với con thường xuyên hơn
Hãy kết nối với con thường xuyên hơn

Làm cho trẻ tin tưởng

Thay vì giám sát cha mẹ nên tạo sự tin tưởng và thoải mái trong mối quan hệ với con cái. Bố mẹ vẫn có thể theo dõi nhưng thể hiện ở hình thức đồng hành cùng con trên các chặng đường phát triển. Hãy tạo sự gần gũi với con để trẻ luôn cảm thấy vui vẻ, muốn gần cha mẹ để tâm sự, chia sẻ mọi điều về cuộc sống. 

THÔNG TIN THÊM:

Cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con là tình huống nhiều cha mẹ đang gặp phải. Có thể các phụ huynh chưa nhận thức được rõ bản chất những hành động quan tâm có phần thái quá này đang thiếu sự tôn trọng không gian tự do của con trẻ. Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết cụ thể giúp mối quan hệ bố mẹ và con cái thêm khăng khít.